Công ty Tân Thuận trước khi Tổng giám đốc bị bắt ra sao?

Công ty Tân Thuận trước khi Tổng giám đốc bị bắt ra sao?
Hàng năm Công ty Tân Thuận thu về hàng trăm tỉ cổ tức, đỉnh điểm năm 2015 ghi nhận gần 1.000 tỉ đồng.

Ngày 14-5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP HCM đã tống đạt các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt tạm giam đối với ông Tế Trí Dũng - Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Phát triển công nghiệp Tân Thuận (Công ty Tân Thuận, IPC) để điều tra hành vi tham ô tài sản và vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.

Đến ngày 15-5, cơ quan này cũng tống đạt quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với bà Hồ Thị Thanh Phúc, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Phát triển Nam Sài Gòn (Sadeco) – đơn vị liên kết của Công ty Tân Thuận để điều tra về tội danh tương tự.

Theo báo cáo tài chính kiểm toán riêng năm 2018, Công ty Tân Thuận ghi nhận doanh thu thuần 138 tỉ đồng, tăng hơn 2 lần so với năm 2017. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tương ứng đạt 53 tỉ. Tuy nhiên, khoản cổ tức và lợi nhuận được chia lên đến 626 tỉ đồng, tính tổng doanh nghiệp báo lãi gần 666 tỉ đồng.

Tính đến cuối năm 2018, tổng giá trị đầu tư vào các công ty con, công ty liên doanh liên kết của Tân Thuận đạt hơn 1.935 tỉ đồng, chiếm 36% tổng tài sản. Trong đó, Công ty Tân Thuận chỉ sở hữu 1 công ty con là Công ty cổ phần Tiếp vận Đông Sài Gòn (ESL) với tỷ lệ sở hữu 75%, tương đương với giá trị đầu tư 489 tỉ đồng.

ESL tiền thân là Công ty TNHH MTV Phát triển Khu công nghiệp Sài Gòn được cổ phần hóa năm 2016, hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, khai thác cảng, dịch vụ logistics..

Cùng với đó, nhóm công ty liên doanh, liên kết của Công ty Tân Thuận hiện bao gồm 8 đơn vị, với tổng giá trị đầu tư 1.446 tỉ đồng. Với danh mục đầu tư này, hàng năm Công ty Tân Thuận thu về hàng trăm tỉ cổ tức. Đỉnh điểm là năm 2015 ghi nhận gần 1.000 tỉ đồng.  

Được biết, Công ty Tân Thuận vốn điều lệ 2.926 tỉ đồng, là một trong những doanh nghiệp Nhà nước được biết đến có nguồn thu rất lớn từ các công ty con và các đơn vị liên doanh, liên kết trong lĩnh vực khu chế xuất, bất động sản công nghiệp và khu đô thị.

Còn Sadeco, công ty chính thức cổ phần hoá vào năm 2015 với vốn điều lệ khoảng 170 tỷ đồng trong đó riêng Công ty Tân Thuận có tỉ lệ vốn góp gần 75%.

Tháng 3-2015, Công ty Tân Thuận bán đấu giá hơn 5,2 triệu cổ phiếu Sadeco cho Công ty cổ phần bất động sản Exim với giá 26.100 đồng/cổ phần, giảm tỉ lệ sở hữu xuống 44%.

Về phía Exim, đến tháng 9-2016, công ty này bán lại cổ phần cho Công ty Nguyễn Kim với giá 57.000 đồng/cổ phần. Đến tháng 6-2017, Sadeco đã phát hành 9 triệu cổ phiếu và bán cho Nguyễn Kim với giá 40.000 đồng/cổ phần, từ đó gây thiệt hại ít nhất 153 tỉ đồng ngân sách Nhà nước.

Theo Theo Pháp luật TPHCM
MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.