Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc - Sự kiện không thể nào quên

Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc - Ảnh: Tư liệu
Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc - Ảnh: Tư liệu
TPO - GS.TS Nguyễn Quang Thuấn, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam khẳng định, cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc từ tháng 2/1979 đến tháng 9/1989 là một sự kiện không thể nào quên của mọi người dân Việt Nam.

Trang sử hào hùng về chống ngoại xâm

Ngày 15/2, Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Hội khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học Quốc gia cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc 40 năm nhìn lại.

Hội thảo có sự tham dự của các nhà khoa học, giảng viên đến từ các viện nghiên cứu và trường đại học uy tín trong cả nước như Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, Hội khoa học Lịch sử Việt Nam, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, Viện Chiến lược và Lịch sử Công an… Đặc biệt, Hội thảo còn có sự tham dự của các nhân chứng, các cựu quân nhân đã từng tham gia cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc…

Phát biểu khai mạc, GS.TS Nguyễn Quang Thuấn, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam khẳng định, trong lịch sử dân tộc, cha ông ta luôn giữ gìn vùng biên cương của Tổ quốc, chuẩn bị mọi nhân tài, vật lực để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. “Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc từ tháng 2/1979 đến tháng 9/1989 là một sự kiện không thể nào quên của mọi người dân Việt Nam”, ông Thuấn nhấn mạnh.

Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc - Sự kiện không thể nào quên ảnh 1 GS, TS Nguyễn Quang Thuấn, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phát biểu khai mạc hội thảo (ảnh Như Ý)

Theo ông Thuấn, ngày 17/2/1979, Trung Quốc đã nổ súng tấn công trên toàn tuyến biên giới phía Bắc từ phong thổ (Lai Châu) đến Móng Cái (Quảng Ninh), với chiều dài hơn 1400km. Nhân dân Việt Nam, trước hết là quân và dân 6 tỉnh biên giới phía Bắc đã kiên cường anh dũng đánh trả để bảo vệ từng tầng đất của Tổ quốc và giành nhiều thắng lợi. Quân đội Trung Quốc đã phải chịu những tổn thất nặng nề. Đến ngày 18/3/1979, quân đội Trung Quốc cơ bản rút khỏi biên giới phía Bắc Việt Nam.

“Với thắng lợi này quân và dân Việt Nam đã viết tiếp trang sử hào hùng chống ngoại xâm của dân tộc, bảo vệ bờ cõi, nền hòa bình, độc lập dân tộc của đất nước”, ông Thuấn nhấn mạnh.

Một sự thật của lịch sử không thể chối bỏ

Phát biểu đề dẫn hội thảo, Chủ tich Hội khoa học Lịch sử Việt Nam Trần Đức Cường, nhấn mạnh, cuộc hội thảo quốc gia hôm nay với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu khoa học lịch sử, quân sự, hoạt động chính trị xã hội, những nhân chứng lịch sử,… không phải để khoét sâu thêm mối hận thù mà để nhắc lại một sự thật lịch sử không thể chối bỏ; khẳng định sự nghiệp chính nghĩa của Việt Nam trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc.

Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc - Sự kiện không thể nào quên ảnh 2 Các đại biểu tham dự hội thảo (ảnh Như Ý)

Cuộc hội thảo nhằm tôn vinh những đồng bào, chiến sĩ đã chiến đấu, hy sinh để bảo vệ từng tấc đất biên cương của Tổ Quốc; nhằm giáo dục truyền thống lòng yêu nước, niềm tự hào sâu sắc của nhân dân ta, đặc biệt là của thế hệ trẻ đối với các thế hệ cha anh đã không tiếc tuổi thanh xuân và xương máu để bảo vệ nền độc lập, tự do, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.

Cuộc hội thảo nhằm rút ra những bài học lịch sử cho người Việt Nam hôm nay và mai sau: luôn phải tăng cường đoàn kết, xây dựng đất nước giàu mạnh, đủ sức đối phó với mọi tình huống xẩy ra trong thế giới luôn tiềm ẩn những bất trắc hiện nay.

“Cuộc hội thảo còn góp phần khẳng định chủ trương, chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc: gác lại quá khứ đau thương, xây dựng quan hệ hợp tác hữu nghị bình đẳng và cùng có lợi giữa 2 nước láng giềng; trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nhau”, ông Cường nhấn mạnh.   

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.