Đang hoàn thiện hồ sơ bồi thường vụ oan sai 40 năm ở Tây Ninh

TPO - Liên quan tới vụ bắt giam oan tám người dân vô tội ở Tây Ninh gần 40 năm trước, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao cho biết đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp kinh phí bồi thường

Gửi tới Quốc hội báo cáo công tác, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao Lê Minh Trí cho biết, ngành Kiểm sát thụ lý 24 trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại thuộc trách nhiệm; đã ra quyết định giải quyết bồi thường 9 trường hợp. Trong số này trường hợp  bà Nguyễn Thị Nguyệt Nga ở Bắc Giang đã cấp kinh phí và chi trả tiền bồi thường gần 600 triệu đồng; trường hợp ông Chậu Ngọc Ngừng ở Bến Tre đang chờ Bộ Tài chính cấp kinh phí.

7 trường hợp khác đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp kinh phí là bà Trịnh Thị Nghị ở Đồng Nai; ông Hồ Long Chánh, bà Võ Thị Thương, ông Nguyễn Văn Chiến, bà Nguyễn Thị Lan, bà Nguyễn Thị Ngọc Lan, ông Nguyễn Thành Nghị cùng ở Tây Ninh.

Trước đó, thông tin về công tác chỉ đạo của Viện trưởng, ông Lê Minh Trí khẳng định, chống oan, sai, chống bỏ lọt tội phạm tiếp tục được xác định là nhiệm vụ xuyên suốt, quan trọng hàng đầu của ngành kiểm sát, là nhiệm vụ quan trọng nhất của các đơn vị nghiệp vụ.

Dó đó, ông Trí yêu cầu kiểm sát chặt chẽ hơn nữa các hoạt động điều tra ngay từ khi thụ lý nguồn tin tội phạm; tích cực tiến hành các hoạt động điều tra theo quy định pháp luật, bảo đảm các quyết định phê chuẩn áp dụng các biện pháp ngăn chặn đều có đủ căn cứ, đúng pháp luật, hạn chế các trường hợp lạm dụng các biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam; chấp hành nghiêm quy định về thẩm quyền điều tra, nhất là cấp Trung ương.

Viện trưởng cũng yêu cầu quản lý chặt chẽ các vụ án tạm đình chỉ, đình chỉ điều tra, triển khai tổng rà soát án tạm đình chỉ; kịp thời phục hồi điều tra khi có căn cứ, không để xảy ra oan, lọt tội phạm qua xử lý án tạm đình chỉ, đình chỉ điều tra.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.