Đảng quyết liệt chống “chạy chức, chạy quyền”

Ông Nguyễn Túc.
Ông Nguyễn Túc.
TP - Việc Trung ương thống nhất ban hành Nghị quyết về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, được các chuyên gia đánh giá là bước đột phá nhằm ngăn chặn có hiệu quả tình trạng vi phạm, tiêu cực trong bổ nhiệm, góp phần làm trong sạch bộ máy và tạo cơ hội cho những người có năng lực, trí tuệ, đạo đức.

Ông Nguyễn Túc, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Văn hóa, Xã hội của ủy ban T.Ư MTTQ VN:

Phát huy vai trò giám sát của nhân dân

Nhiều năm trở lại đây, vấn đề “chạy chức, chạy quyền”, bổ nhiệm “người nhà”, “người thân”, bổ nhiệm “thần tốc”… gây ra rất nhiều bức xúc trong dư luận. Do đó, việc T.Ư thống nhất ban hành Nghị quyết về công tác cán bộ là rất đúng. Nghị quyết Đề án đã đề ra nhiều giải pháp ngăn chặn tình trạng chạy chức, chạy quyền, lạm dụng quyền lực, đặc biệt là đề ra quy định để phát huy vai trò giám sát của nhân dân trong công tác cán bộ. Bởi thực tế, người ta có thể chạy được ông A, ông B, ông C…; có thể che giấu vi phạm trước cơ quan thanh tra, kiểm tra nhưng làm sao mà che giấu được “tai mắt” của nhân dân.

Cán bộ tốt hay xấu, nhân dân biết cả đấy. Nhưng do lâu nay quy trình cán bộ của chúng ta tương đối khép kín nên nhân dân không thể biết nhân sự được bổ nhiệm hoặc cơ cấu vào các vị trí lãnh đạo là ai để mà góp ý, phản ánh. Do đó, lần này như Tổng Bí thư đã nói là cần “cụ thể hoá để thực hiện có hiệu quả cơ chế dân biết, dân bàn, dân giám sát công tác cán bộ; mở rộng các hình thức lấy ý kiến đánh giá sự hài lòng của người dân đối với từng đối tượng cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị một cách phù hợp”.

Sau khi Trung ương ban hành Nghị quyết tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược thì các cơ quan chức năng cần phải sửa đổi, ban hành các quy định về công tác cán bộ, trong đó chú ý thiết lập “kênh” để lắng nghe ý kiến đa chiều của nhân dân về nhân sự cán bộ cấp chiến lược để lựa chọn người có tài, đức cho bộ máy. Trước khi quy hoạch, bổ nhiệm các nhân sự vào các vị trí lãnh đạo, cơ quan chức năng cần lắng nghe, tìm hiểu đánh giá của người dân về cán bộ đó. Nếu thấy phản ánh của người dân về cán bộ đó là “xấu” thì phải xác minh xem có đúng hay không? Nếu thấy đúng thì phải loại bỏ ngay, chứ “cố” đưa vào, sẽ phá hoại sự phát triển của đất nước.

Ông Lê Quang Thưởng, nguyên Phó Ban Tổ chức Trung ương:

Kiểm soát quyền lực

Đây là bước đột phá mới trong công tác cán bộ. Tuy nhiên để phát huy hiệu quả của Đề án công tác cán bộ cần phải tăng cường công tác giáo dục, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, phải bổ sung, quy định cụ thể để kiểm soát quyền lực, để cán bộ có muốn “hư hỏng” cũng không được, và phải dựa vào nhân dân, phát động nhân dân tham gia giám sát công tác cán bộ. Vì người dân sống sát cán bộ. Bất cứ người cán bộ nào cũng phải ở chỗ nào đó, việc sinh sống thế nào, quan hệ với cộng đồng thế nào, vợ chồng, con cái ra sao, nhà có nhiều xe ô tô, nhiều người đến để gửi quà hay không… người dân đều biết hết. Bên cạnh đó cần tiếp tục siết chặt công tác quản lý cán bộ, xử lý nghiêm minh các hành vi sai phạm.

Đảng quyết liệt chống “chạy chức, chạy quyền” ảnh 1  

Ông Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng:

Tránh “cục bộ địa phương”

Quan điểm về lãnh đạo không phải là người địa phương thực ra không phải là vấn đề mới mà đã được cha ông ta thực hiện từ lâu và rất có hiệu quả. Lần này, Trung ương quyết định thực hiện việc Bí thư cấp tỉnh, huyện không phải là người địa phương là hoàn toàn đúng đắn. Vì bí thư không phải người địa phương sẽ hạn chế được tình trạng “cục bộ địa phương”, nể nang, né tránh, thậm chí bổ nhiệm “người nhà, người thân”. Hơn nữa là người từ địa phương khác để gây dựng được uy tín thì đòi hỏi cán bộ đó phải có trí tuệ, trong sạch, gương mẫu, đặc biệt công tâm, khách quan trong công việc. Điều này chắc chắn sẽ tạo ra nhiều đột phá, ngăn ngừa được tình trạng lợi ích cục bộ.

Đảng quyết liệt chống “chạy chức, chạy quyền” ảnh 2 Ông Nguyễn Trọng Phúc.

Một điểm nhấn nữa là lần này Trung ương đã nêu rõ thực trạng và quyết tâm ngăn chặn có hiệu quả tình trạng chạy chức, chạy quyền. Trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Chủ động chuẩn bị nhân sự, xây dựng các cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước và các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư thực sự tiêu biểu về trí tuệ và gương mẫu về đạo đức, lối sống”. Do đó, ngay sau Hội nghị này, các cơ quan chức năng cần phải khẩn trương rà soát, lắng nghe ý kiến nhân dân để quy hoạch, xây dựng cán bộ cấp chiến lược thực sự tiêu biểu, không để những người thiếu gương mẫu, suy thoái “lọt” vào Trung ương.

Bất cứ người cán bộ nào cũng phải ở chỗ nào đó, việc sinh sống thế nào, quan hệ với cộng đồng thế nào, vợ chồng, con cái ra sao, nhà có nhiều xe ô tô, nhiều người đến để gửi quà hay không… người dân đều biết hết.

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.