ĐBQH tranh luận về phiên xử bác sỹ Hoàng Công Lương

Nhiều đại biểu lên tiếng về phiên xử bác sỹ Hoàng Công Lương
Nhiều đại biểu lên tiếng về phiên xử bác sỹ Hoàng Công Lương
TPO - Ngay sau khi đại biểu đoàn Hòa Bình nói, những phát biểu của đại biểu với báo chí khi phiên tòa đang xét xử là mang tính cảm tính, định hướng dư luận, nhiều đại biểu trong ngành Y tế đã lên tiếng tranh luận với phát biểu này.

Tại phiên thảo luận kinh tế xã hội ngày 26/5, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi là người đầu tiên nêu quan điểm về vụ xét xử bác sỹ Hoàng Công Lương.

“Qua vụ xét xử bác sỹ Hoàng Công Lương, tôi rất băn khoăn, kết tội thế này rất ảnh hưởng tới nền y tế”, ông nói và đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế nên nói thêm về vấn đề này. “Cá nhân tôi cho rằng, bác sỹ Hoàng Công Lương có thể vô tội”, ông Lợi nêu quan điểm.

Sau đó ít phút, đại biểu Nguyễn Tiến Sinh, đoàn Hòa Bình, nơi đang diễn ra phiên tòa, cho rằng, trong khi tòa đang xét xử vụ bác sỹ Hoàng Công Lương, thì nhiều ĐBQH phát ngôn như vậy là mang tính cảm tính, vì tòa đang luận tội chưa đưa ra phán quyết nào cả. Theo đại biểu, việc định hướng dư luận, tạo sức ép như vậy là không cần thiết.

Với tư cách là GS, Bác sỹ và đang là Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội, ngay sau đó, ĐBQH Nguyễn Quang Tuấn (Hà Nội) tranh luận, chúng ta không thể quy tội, quy trách nhiệm cho bác sỹ cứu người, làm đúng chức trách nhiệm vụ của họ.

"Tôi mong phiên xử sẽ mang lại tiếng nói công minh, tiếng nói từ lương tri, khách quan để bảo vệ công lý, bảo vệ thầy thuốc đang ngày đêm cứu chữa người bệnh", ông Tuấn.

Ngay sau đó, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (TPHCM), người từng là Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM tiếp tục tranh luận, đồng tình ủng hộ với đại biểu Tuấn. Theo đại biểu Lan, việc phát biểu với báo chí là sử dụng quyền của đại biểu. Bà cũng cho rằng, tòa cũng có thể có những sai lầm.

“Chúng tôi chịu trách nhiệm về phát biểu của mình. Chúng tôi khẳng định không có sự định hướng, nếu tòa làm đúng thì nó sẽ là đúng. Chúng tôi cũng mong chờ cơ quan Bộ Y tế, Sở Y tế có tiếng nói về việc này”, bà Lan mạnh mẽ nêu quan điểm.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.