Đề nghị hỗ trợ để 'giữ chân' 8.000 nhân viên xe buýt Hà Nội

Khoảng 8.000 lao động lĩnh vực VTHKCC bằng xe buýt tại Hà Nội đang phải nghỉ việc vì dịch COVID-19
Khoảng 8.000 lao động lĩnh vực VTHKCC bằng xe buýt tại Hà Nội đang phải nghỉ việc vì dịch COVID-19
TPO - Để tránh tình trạng lái, phụ xe và lực lượng lao động gián tiếp của hệ thống vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) bằng xe buýt tại Hà Nội gặp khó khăn, thậm chí phải nghỉ do phương tiện dừng chạy, Hiệp hội VTHKCC Hà Nội vừa có văn bản đề nghị thành phố có giải pháp hỗ trợ kịp thời.

Văn bản số 12 do Chủ tịch Hiệp hội VTHKCC Hà Nội Nguyễn Trọng Thông ký gửi thành phố Hà Nội và các sở ngành liên quan cho biết, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, toàn bộ hoạt động VTHKCC bằng xe buýt phải dừng hoạt động từ ngày 28/3/2020 theo Chỉ thị 16 của Chính phủ. Việc này có khoảng 8.000 người lao động trong hệ thống VTHKCC thành phố bị ảnh hưởng trực tiếp.

Để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, Hiệp hội VTHKCC Hà Nội kiến nghị với thành phố 2 nội dung.

Thứ nhất: Cần hỗ trợ kinh phí chi trả tiền lương cho người lao động. Thông tin cho nội dung này, Hiệp hội VTHKCC Hà Nội cho rằng, trong giai đoạn tạm dừng hoạt động hiện tại, các doanh nghiệp (DN) đã cho người lao động tạm ngừng việc và chi trả tiền lương trong thời gian ngừng việc không thấp hơn lương tối thiều vùng theo đúng hướng dẫn tại của Bộ LĐTB&XH.

“Hiệp hội VTHKCC Hà Nội đề nghị thành phố có cơ chế riêng hỗ trợ để các DN có kinh phí chi trả tiền lương ngừng việc cho người lao động trong trường hợp chưa đủ điểu kiện hưởng gói hỗ trợ của Chính phủ (1.800.000 đồng/người/tháng)” văn bản đề nghị.

Trong trường hợp phải tiếp tục kéo dài thời gian giãn cách xã hội từ 01 tháng trở lên, các DN buộc phải thỏa thuận với người lao động thực hiện phương án tạm hoãn hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không lương, người lao động sẽ được hưởng chế độ theo gói hỗ trợ của Chính phủ. Trong trường hợp này có thể người lao động không đồng ý tạm hoãn hợp đồng, nghỉ không hưởng lương mà xin chấm dứt hợp đồng lao động với số lượng lớn.

“Nếu vậy, khi hết dịch và xe buýt hoạt động trở lại, các DN không thể xoay sở một lúc tuyển được số lượng người lao động (đặc biệt là lái xe hạng D, hạng E vốn bình thường đã khó tuyển) để thực hiện nhiệm vụ”, Hiệp hội VTHKCC Hà Nội lưu ý.

Thứ hai, Hiệp hội VTHKCC Hà Nội đề nghị miễn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho lao động. Thông tin cho nội dung này, Văn bản cho rằng, Thủ tướng Chính phủ và Bộ LĐTB&XH  đã đồng ý tạm dừng đóng quỹ hưu trí và tử tuất đối với các DN gặp khó khăn do dịch. Tuy nhiên, do tình hình khó khăn của tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh nói chung và hệ thống VTHKCC nói riêng, Hiệp hội đề nghị các cơ quan chức năng cho phép các DN và người lao động trong hệ thống VTHKCC miễn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiếm thất nghiệp từ tháng 4/2020 đến khi Chính phủ công bố hết dịch.

Hiệp hội VTHKCC Hà Nội cho rằng, sau hơn nửa tháng lao động, đặc biệt là lái phụ xe phải nghỉ việc, thực tế trên đang diễn ra cấp thiết, do vậy Hiệp hội đề nghị thành phố và các sở ngành có liên quan cần sớm đưa ra giải pháp kịp thời.

MỚI - NÓNG
Nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phùng Ngọc Mỹ bị kỷ luật cảnh cáo
Nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phùng Ngọc Mỹ bị kỷ luật cảnh cáo
TPO - Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai biểu quyết, thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Phùng Ngọc Mỹ (nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh) và ông Mai Xuân Hải (nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Giám đốc Sở Y tế, nguyên Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh).