Kinh hoàng cảnh lũ đá tàn phá An Lương

TPO - Xã vùng cao duy nhất của huyện Văn Chấn (Yên Bái) hiện vẫn chưa thể tiếp cận viện trợ và cứu hộ vì bị cô lập giao thông sau đợt lũ càn quét Tây Bắc cách đây một tuần. Để đến được địa bàn, PV Tiền Phong và đoàn công tác của Tỉnh đoàn Yên Bái đã phải đi bộ cắt rừng suốt nửa ngày.

Đến với xã An Lương, hai tuyến giao thông từ Nghĩa Lộ chạy sang và từ Văn Yên đi vào đều đã bị lũ dữ đánh sạt ta tuy khiến địa bàn này bị cô lập hoàn toàn. Trận lũ đá khủng khiếp cách đây hơn một tuần tấn công thẳng vào bản Mản 2, một địa bàn đông dân cư nhất của xã , đã khiến An Lương có một người chết, 7 ngôi nhà sàn bị xóa sổ, cuộc sống của người dân đảo lộn, gặp muôn vàn khó khăn.

Kinh hoàng cảnh lũ đá tàn phá An Lương ảnh 1 PV Tiền Phong và nhóm công tác của Tỉnh đoàn Yên Bái cắt rừng, vượt lũ vào với xã An Lương.
Kinh hoàng cảnh lũ đá tàn phá An Lương ảnh 2 Lực lượng đoàn viên thanh niên trong xã giúp dân khắc phục hậu quả trận lũ.

Trong diễn biến chung của đợt lũ thảmhọa, Yên Bái đã có hàng chục người bị chết và mất tích, hàng loạt hệ thống đường giao thông bị lũ đánh hỏng, cả ngàn gia đình mất nhà, lúa và hoa màu mất trắng, thiệt hại hơn 700 tỷ đồng, thì An Lương là xã chịu thiệt hại nặng nề nhất về tài sản.

Nỗ lực khắc phục thiệt hại và ổn định cuộc sống người dân, Yên Bái đã huy động hàng chục ngàn lượt đoàn viên thanh niên, chiến sỹ quân đội và công an liên tục ngày đêm ứng cứu, giúp dân vượt qua thảm họa thiên tai. Nhưng riêng An Lương, do hiện vẫn chưa thể đưa phương tiện và nhân lực từ bên ngoài vào ứng cứu, đang vẫn phải tự mình vật lộn với hậu quả từ cơn lũ.

Kinh hoàng cảnh lũ đá tàn phá An Lương ảnh 3  
Kinh hoàng cảnh lũ đá tàn phá An Lương ảnh 4  
Kinh hoàng cảnh lũ đá tàn phá An Lương ảnh 5  
Kinh hoàng cảnh lũ đá tàn phá An Lương ảnh 6 Cảnh tượng hoang tàn do cơn lũ đã đổ về bản Mản.

Rạng ngày 23/7, bản Mản bình yên của cộng đồng người Tày ở xã An Lương bất ngờ bị lũ quét kéo theo vô vàn đá tảng tấn công. Do được cảnh báo trước, người dân đã kịp sơ tán lên mỏm cao ven núi nên thiệt hại về người được hạn chế. Cơn lũ dữ chưa từng có trong lịch sử vùng đất này chỉ trong ít phút đã xóa sổ một loạt dãy ngôi nhà sàn nằm tập trung liền nhau dưới chân núi – nơi đang được xây dựng thành bản làng du lịch văn hóa cộng đồng.

Trong lúc lên lán nương ngay phía sau nhà, bà Lường Thị Khuyên (63 tuổi) cùng chồng đã bị đá sạt lở gây chấn thương nặng và bà đã không qua khỏi. Hơn 200 ha lúa và hoa màu bị cuốn sạch, nhiều gia súc, trâu bò cũng bị cuốn trôi mất tích. Lũ suối Thia dâng cao và chảy siết đã suýt đánh sập chiếc cầu treo duy nhất bắc vào bản. Hệ thống điện, thông tin bị cắt đứt, cả xã An Lương bị cô lập.

Mặc dù tỉnh Yên Bái và huyện Văn Chấn đã chuẩn bị nhân lực cứu hộ, phương tiện, thuốc men, lương lực để ứng cứu nhưng đến nay các lực lượng vẫn không thể tiếp cận địa bàn này. Sáng 28/7, PV Tiền Phong và nhóm cán bộ Tỉnh đoàn Yên Bái đã quyết định tiếp cận An Lương bằng con đường cắt rừng đi bộ qua nhiều dãy núi bị sạt lở.

Kinh hoàng cảnh lũ đá tàn phá An Lương ảnh 7  Báo Tiền Phong tiếp tục trao quà hỗ trợ cho gia đình có người chết và bị thương vùng lũ.
Kinh hoàng cảnh lũ đá tàn phá An Lương ảnh 8

Với sự hỗ trợ của anh Hoàng Văn Quyết, cán bộ mặt trận huyện Văn Chấn đã vào được xã này trước đó, và một nhóm bạn trẻ thiện nguyện đến từ Hà Nội, Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Yên Bái cũng sẵn sàng đồng hành, sau gần 6 giờ đi bộ tất cả đã vào đến An Lương.

Lãnh đạo xã An Lương và người dân vui mừng khi đón đoàn. Tại bản Mản, hàng trăm người dân vẫn đang nỗ lực sửa sang lại nhà cửa với sự trợ giúp của tất cả đoàn viên thanh niên toàn xã. Cảnh tượng hoang tàn do cơ lũ đá tuy đã được dọn dẹp nhiều ngày, nhưng trông còn thật đáng sợ khi một bãi đá khổng lồ từ đâu tràn về tàn phá tất cả.

Ông Hoàng Văn Cội, Chủ tịch UBND xã cho biết đã huy động liên tục ngày đêm toàn bộ lực lượng tại chỗ nhiều ngày khắc phục hậu quả trận lũ, và cũng đã kịp thời có phương án tái định cư cho 18 hộ bị mất nhà, di dời 58 hộ ra khỏi vùng nguy hiểm. Bà con yêu thương đùm bọc nhau nên cũng không để xảy ra đói khát, nơi ăn chỗ ngủ.

Khi nước rút, xã cũng đã chỉ đạo tất cả các hộ có lúa, ngô bị mất khẩn trương cấy trồng trở lại để không lỡ vụ. Nhiều năm qua, toàn dân trong xã đã trồng được quế sản xuất nên đời sống khá ổn định, và đây sẽ là nguồn thu bền vững để vượt qua thiên tai chưa từng có này, dù thiệt hại toàn xã lên tới gần 50 tỷ đồng.

Những phần quà hỗ trợ của báo Tiền Phong, của Trung ương Đoàn và của Tỉnh đoàn Yên Bái đã đến với các gia đình bị thiệt hại từ cơn lũ đá! Văn Chấn đang cấp bách mở thông tuyến đường đến trung tâm xã An Lương cho dù tuyến này hiện vẫn còn hàng chục điểm sạt lở, trong đó có những điểm hư hòng hoàn toàn.

Tin lúc cuối giờ chiều nay (29/7), xã An Lương đã tạm thoát khỏi tình trạng bị cô lập với đường cứu trợ xuyên rừng, nhưng vẫn đang vẫn phải gồng mình nỗ lực vượt qua mất mát, từng bước ổn định cuộc sống, song đang rất cần sự chung tay, chia sẻ, giúp sức của toàn xã hội, khi mà đợt mưa lũ mới lại đang tràn về.

MỚI - NÓNG