“Nghịch lý các dự án BOT”: Quả bom nổ chậm của nền kinh tế

“Nghịch lý các dự án BOT”: Quả bom nổ chậm của nền kinh tế
TP - Phí giao thông cao đang kéo lùi sự phát triển của xã hội. Hơn nữa, việc nâng tổng mức đầu tư dự án BOT bằng cách khai khống thực chất là hành động gian dối để lấy tiền của Nhà nước và tiền phí của người dân. 

Cùng mong muốn tìm ra những người, cơ quan chịu trách nhiệm cho những bất cập tại các dự án BOT hiện nay; nhiều bạn đọc phản hồi các bài viết trong loạt bài “Nghịch lý các dự án BOT” được Tiền Phong đăng tải.

Quả bom nổ chậm của nền kinh tế

Nhiều bạn đọc cho rằng, phí giao thông cao đang kéo lùi sự phát triển của xã hội. Nêu ra một vài dẫn chứng bạn đọc cho rằng, giá phí cao sẽ dẫn theo giá hàng hóa, dịch vụ tăng cao. Bạn đọc có nick “Thanh Hai”, nêu cụ thể, một lượt xe khách trước đây từ Hải Phòng đến Hà Nội doanh nghiệp chỉ mất tiền dầu, nay đi trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng mất thêm  640.000 đồng/2 lượt đi về. Với 4 xe mà gia đình bạn đọc Thanh Hai đang chạy, mỗi ngày phải trả 2,560 triệu đồng phí BOT. 

Tương tự, bạn đọc “Tuan Hoang”, thường xuyên chạy xe tải 14 tấn trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đánh giá, mức phí tại đây đang đắt hơn phí xăng dầu. Cụ thể, một lượt xe tải 14 tấn, bạn “Tuan Hoang” phải trả hơn 1 triệu đồng/lượt, trong khi giá dầu cho hành trình này là 560.000 đồng. Để bù vào khoản tiền phải trả cho phí cầu đường, cả bạn đọc Thanh Hai và Tuan Hoàng cho biết, đều phải tính vào giá cước vận tải.

Với tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, bạn “anhlankuter” phản ánh: “Tôi lái xe qua tuyến cao tốc này nhiều, thấy sự vô lý là đầu vào phát vé, đi hết chặng đến điểm thu tiền nhân viên thu 45.000/lượt nhưng không đưa vé. Tôi hỏi vé họ nói hết. Các lần khác họ cố tình kéo dài thời gian đưa vé để các xe đi sau bấm còi inh ỏi, buộc tôi phải đi mà chưa lấy được cuống vé”. 

Để minh bạch tại các trạm thu phí, bạn “Vũ Huy”, cho rằng: Với các dự án đang bị “tố” thất thoát và không minh bạch, Nhà nước chỉ cần thành lập một đơn vị chuyên đếm xe và lắp các camera tại trạm thu phí và giám sát là biết hết. 

Liên quan đến vấn đề này, bạn “NguyenanhTuan” đề nghị, với thời buổi công nghệ như hiện nay, Nhà nước cần giải quyết triệt để, trắng đen, đúng sai để nhân dân yên tâm. Vấn đề này dân biết hết nhưng chỉ biết bàn tán với nhau. 

Bạn đọc “Hồ Thuần” nêu dẫn chứng để làm minh bạch thu phí: Không chỉ trạm Pháp Vân, Nhà nước nên giám sát, theo dõi tất cả các trạm thu phí. Tại sao Nhà nước không lắp đồng hồ đếm lùi tổng số tiền làm dự án ngay trên trạm thu phí để người dân cũng biết, giám sát. Hiện các trạm đang sử dụng vé điện tử, đồng hồ sẽ căn cứ vào dữ liệu nhận được mà trừ dần số tiền cho đến lúc hết.

Về mức đầu tư dự án Pháp Vân - Cầu Giẽ, bạn “Khuất Hữu Dần” cho biết: “Tôi cũng làm nghề kỹ sư, giá 200 tỷ đồng/1km làm lại mặt đường là quá đắt”. Bạn “Phong Nguyên” nhấn mạnh, so với mức đầu tư, dự án bị kéo dài thêm 6 năm thu phí sẽ đánh vào chi phí của người tiêu dùng. Thiệt hại này vô cùng khủng khiếp”. 

Bạn “Bùi Long Xuyên” comment “Vấn đề BOT là một quả bom nổ chậm của nền kinh tế. Tảng băng chìm xung quanh câu chuyện vốn đầu tư và lãi vay ngân hàng...”.

Phải có người chịu trách nhiệm

Bạn đọc “Quang Thanh” viết: “Cám ơn báo Tiền Phong đã thông tin sự việc nghiêm trọng này. Đây là lỗ hổng quản lý gây thất thoát tiền của Nhà nước và móc túi người dân. Cần có cơ chế bịt ngay lỗ hổng này bằng cách phê duyệt, giám sát tổng mức đầu tư ngay từ khi thực hiện dự án. Không để mặc nhà đầu tư BOT muốn kê khai bao nhiêu cũng được. 

Việc nâng tổng mức đầu tư dự án BOT bằng cách khai khống thực chất là hành động gian dối để lấy tiền của Nhà nước và tiền phí của người dân. Chính phủ và các bộ ngành hữu quan cần thanh tra toàn bộ dự án BOT đánh giá xác định lại đúng vốn nhà đầu tư đã bỏ ra xây dựng dự án, phạt thật nặng những nhà đầu tư nào cố tình khai gian dối, cấm không cho tham gia các dự án tiếp theo nữa”.

Bạn “Khôi” viết tiếp sau phần bạn “Quang Thanh”: “Báo Tiền Phong đã làm chuyên đề về BOT để thấy được góc khuất có thể rất nghiêm trọng. Trong lúc toàn dân, toàn Đảng ra sức chống chọi với tình hình kinh tế khó khăn thì có một bộ phận lợi dụng để làm giàu cho bản thân…”.

Bạn “Tuan dien tu pham” cho rằng: “Thấy nhiều dự án BOT không minh bạch từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng”. Còn bạn “Phung Chinh” đặt câu hỏi về dự án Pháp Vân - Cầu Giẽ: “Một tháng mười lăm tỷ đồng thu dư đang chảy về đâu?”. 

Bạn “Minhnguyen” đánh giá: “Nhà thầu không đủ năng lực bị loại vẫn trúng chỉ định thầu, vì sao? Tôi nghĩ rằng lý do thì ai cũng biết nhưng có ai dám làm đến tận cùng? Tất cả đều vì lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm mới như vậy”. 

Bạn “dan viet” đề nghị “Thanh tra lại xem có sử dụng hết con số 6.700 tỷ đồng đầu tư cho dự án, hay khai khống để có cớ tính giá vé cao. Mong báo chí theo sát vụ này để làm minh bạch số tiền thuế chúng tôi đóng góp xem đã chảy vào túi ai? Đã nộp lệ phí cầu đường nay lại còn phí BOT?”. 

Bạn “Bùi Long Xuyên” comment trong dưới bài 1 của loạt bài: “Cần được thanh tra, làm rõ, quy trách nhiệm cá nhân, cơ quan cụ thể. Như vậy mới làm lành mạnh nền kinh tế được. Mong tác giả tìm ra những người chịu trách nhiệm cho những bất cập nêu trên, những cơ quan chịu trách nhiệm cụ thể”.  

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.