Nguyên nhân nhà máy rác nghìn tỷ ở Quảng Bình ngừng hoạt động

Dây chuyền phân loại xử lý rác được đưa vào vận hành thử
Dây chuyền phân loại xử lý rác được đưa vào vận hành thử
TP - Vừa đi vào hoạt động một thời gian, dự án nhà máy phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt đầu tư gần 1.400 tỷ đồng tại Quảng Bình, phải ngừng hoạt động.

Dự án Nhà máy phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt, do Công ty TNHH Phát triển dự án Việt Nam đầu tư gần 1.400 tỷ đồng tại xã Lý Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, được xem là tổ hợp xử lý rác thải sinh hoạt, sản xuất phân bón khoáng hữu cơ và năng lượng tái tạo hiện đại bậc nhất thế giới hiện nay. Tuy nhiên, vừa đi vào hoạt động một thời gian, nhà máy phải ngừng hoạt động.

Theo đại diện Công ty TNHH Phát triển dự án Việt Nam, Nhà máy phân loại xử lý rác thải sinh hoạt sử dụng công nghệ Đức, được đặt hàng để phù hợp với thời tiết, khí hậu Quảng Bình. Nhà máy có công suất phân loại, xử lý 245 tấn rác thải sinh hoạt/ngày và 60 tấn phế phẩm nông nghiệp. Công nghệ phân loại có sử dụng hệ thống tách từ, phân tích phổ, nghiền, sàng, sấy, phân tách chất thải rắn sinh hoạt thành các vật liệu có thể tái chế, không phân hủy sinh học như nilon, kim loại, cao su... và phần rác hữu cơ có thể phân hủy sinh học.

Phần rác hữu cơ sau khi phân loại và phế, phụ phẩm nông nghiệp như bã ngô, bã mía, bã sắn, thân cây, phân gia súc, gia cầm… sẽ được xử lý lên men ở nhiệt độ cao (60-65 độ C), giúp loại bỏ vi khuẩn, sinh vật có hại trong môi trường có độ ẩm cao, phần khí gas sau khi lên men sẽ được đốt trong dây chuyền khép kín để tạo ra điện với tổng công suất 5,4 MW phục vụ nhà máy và hòa điện lưới quốc gia. Phần mùn thải từ quá trình lên men được sấy và bổ sung N, P, K tạo thành phân bón khoáng hữu cơ, dạng viên nén. Đây là loại phân bón giàu dưỡng chất, an toàn, phù hợp với các loại đất và cây trồng.

Theo ông Trần Phong, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, hiện nay, nhà máy chưa lắp đặt hoàn thiện các dây chuyền, việc thu gom, xử lý rác thải thời gian qua là để vận hành thử. Sau thời gian vận hành thử, nhà máy phải ngừng hoạt động để đánh giá tính hiệu quả của dây chuyền.

“Ngày 16/7 vừa rồi, tôi chủ trì cuộc họp với lãnh đạo dự án và yêu cầu họ sớm hoàn thành lắp đặt các dây chuyền trong tháng 9 tới đây”, ông Phong nói.

Theo ông Phan Văn Hào, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường - Sở TN&MT Quảng Bình, nhà máy có 5 dây chuyền, mới lắp đặt hoàn thiện và đưa vào vận hành thử dây chuyền phân loại rác thải, công suất 245 tấn/ngày. Các dây chuyền còn lại như lên men sản sinh biogas, dùng khí gas phát điện và sản phẩm sau lên men dùng sản xuất phân bón khoáng hữu cơ… chưa hoạt động.

Trước thông tin nguồn rác thu vào không đủ công suất cho nhà máy hoạt động và tỉnh chưa chi trả tiền xử lý rác cho nhà máy, ông Phong khẳng định, về nguồn rác, tỉnh đã yêu cầu các huyện không chôn lấp rác thải sinh hoạt như trước mà cung cấp cho nhà máy, nên không thể nói thiếu rác để sản xuất; ngoài ra, tỉnh đã chi trả cho nhà máy gần 10 tỷ đồng tiền xử lý rác. Một trong những nguồn thu chính của nhà máy là hoà vào lưới điện quốc gia và thu về phần bán điện vẫn chưa thống nhất được cơ chế. Vẫn chưa có bảng giá điện chính thức cho loại năng lượng tái tạo từ các nhà máy rác thải, dẫn đến dự án gặp khó khăn trong cân đối tài chính để vận hành nhà máy.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.