Nóng bỏng cuộc chiến chiếm, giữ

Công cụ trấn áp nông dân để giành đất của Công ty Long Sơn.
Công cụ trấn áp nông dân để giành đất của Công ty Long Sơn.
TP - Với nông dân, đất đai là tài sản lớn nhất. Với những kẻ rắp tâm tranh chiếm, đất là nguồn lợi béo bở phải giành cho được bằng bất cứ giá nào. Vì thế, ở đâu chính quyền buông lỏng trách nhiệm quản lý, ở đó máu có thể đổ xuống những mảnh đất vốn đã thấm mặn mồ hôi dân nghèo...

Khi nông dân thành tội phạm

Cho tới nay, các thủ phạm gây ra cuộc hỗn chiến trong vụ tranh giành đất lâm nghiệp xảy ra từ cuối năm 2017 ở tiểu khu 263, trên địa bàn xã Ea Bung, huyện Ea Súp (Ðắk Lắk) khiến 1 người chết, 7 người bị thương, vẫn còn đang bị tạm giam để điều tra, chưa được tòa xét xử.

Vụ chém giết bằng dao rựa này, chẳng phải ngẫu nhiên mà có những tình tiết tương đồng với vụ nổ súng “hoa cà hoa cải” tháng 10/2016 ở tiểu khu 1535 xã Quảng Trực, huyện Tuy Ðức, tỉnh Ðắk Nông. Phiên xử phúc thẩm ngày 12/7/2018, Tòa án nhân dân Cấp cao tuyên y án sơ thẩm tử hình Ðặng Văn Hiến - người nông dân đã cuồng nộ nổ súng khiến 3 người chết, 13 người bị thương. Chỉ vài ngày sau, Chủ tịch nước Trần Ðại Quang đã chỉ đạo các cơ quan liên quan phải thẩm tra kỹ lưỡng lại vụ án chấn động này.

Trong cả 2 vụ, phía nạn nhân lại là nhóm người ngay từ ban đầu đã có hành vi sai trái, áp chế dân nghèo. Trong vụ Tuy Ðức, nhóm cán bộ nhân viên Công ty Long Sơn không chấp hành chỉ thị của lãnh đạo tỉnh từ khi nhận hơn 1.000 ha đất thực hiện dự án, là phải thỏa thuận bồi thường, hỗ trợ cho những hộ dân xâm canh trên đất này trước đó, để họ chấp nhận dời đi nơi khác. Rồi sau đó, phía Long Sơn lại không chấp hành chỉ thị của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình khi ông “vi hành” về địa phương, yêu cầu phải giữ nguyên hiện trạng, không được manh động phá hoại tài sản của dân.

 Còn vụ Ea Súp, kẻ cầm đầu nhóm người đưa phương tiện cơ giới vào cày ủi đất của dân và nổ súng trước là Ðặng Công Hải-kẻ vừa có hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng, vừa là một con nghiện ma túy, chuyên ức hiếp dân lành để cướp đất hoặc đòi tiền “bảo kê”.

Trong cả 2 vụ, thủ phạm giết người xuất thân từ nông dân nghèo khó, hiền lành, mất đất nhiều lần nên phẫn uất, quyết liều mình chống trả, đẩy đuổi để bảo vệ tài sản giành lại vườn rẫy mà họ đã đổ mồ hôi nước mắt canh tác, gieo trồng. Tất nhiên dù với nguyên nhân nào, thì việc gây chết người cũng vẫn là trọng tội. Nhưng soi vào những mảnh đời dân cày thiếu đất “như giun xéo mãi phải quằn”, cũng là điều cần ngẫm ngợi.

Nhà chức trách lúng túng

Ðó chỉ là 2 vụ điển hình, trong hàng nghìn vụ tranh chấp đất rừng, đất lâm nghiệp xảy ra liên tục tại nhiều địa phương trên 5 tỉnh Tây Nguyên. Ðặc biệt “nóng” ở những huyện có đông đồng bào di cư tự do, những nơi mà nhiệm vụ quản lý rừng, đất rừng bị các lực lượng chức năng buông lỏng, thậm chí tiếp tay hoặc bất lực trước thủ đoạn chiếm dụng, tàn phá, san nhượng trái phép.

Bài toán di dân tự do đã nan giải từ hơn 30 năm trước. Lúc đó chính quyền không chủ động lường liệu được để quy hoạch ổn định nơi tái cư cho họ ngay từ đầu, dẫn đến hàng chục vạn hécta rừng nguyên sinh bị tàn phá khắp nơi.

Tiếp đến, là trì trệ của bộ máy hành chính cồng kềnh mà kém hiệu quả. Dẫn chứng là chỉ riêng một xã Ea Lê, Ea Súp, hiện còn tồn đọng tới hơn 1 vạn hồ sơ xin cấp đất định canh định cư của những người đang gieo trồng trên các vạt đất rừng bị lấn chiếm. Cán bộ địa phương lúng túng không biết xử lý như thế nào cho trọn tình, vẹn lý.

Dân cày cần đất mưu sinh

Ngày 19/7/2018, làm việc với báo Tiền Phong, ông Nguyễn Bốn - Chủ tịch UBND tỉnh Ðắk Nông, chia sẻ: “Việc kỷ luật thậm chí khởi tố, truy tố cán bộ, đồng chí sai phạm, với tôi dù đau lòng đến mấy, cũng còn dễ hơn việc phải giải quyết như thế nào với những hệ lụy sau đó, về tài sản trên đất rừng. Và nhất là, về hướng mưu sinh cho dân, với những người thật sự chỉ có một mảnh rẫy nguồn gốc đất rừng để sinh sống. Tỉnh đã xin ý kiến, và vẫn đang chờ chỉ đạo từ Trung ương”. 

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Ảnh hưởng của El Nino khiến hơn 28.000 ha rừng ở Bà Rịa – Vũng Tàu đang ở cấp báo động cháy “cực kỳ nguy hiểm” (cấp 5). Người dân, cơ quan chức năng cũng như lực lượng bảo vệ rừng của tỉnh đang trong trạng thái cảnh giác cao, căng mình giữ rừng, không lơ là, chủ quan với lửa.