Sạt lở, lũ quét chủ yếu do con người gây ra

Sạt lở, lũ quét chủ yếu do con người gây ra
TP - Ngày 14/10, Hội thảo “Sạt lở đất – lũ quét và giải pháp cho sự phát triển bền vững” do Ủy ban Dân tộc tổ chức, được diễn ra trong bối cảnh ngập lụt, mưa lũ diễn biến khôn lường tại nhiều tỉnh thành trong cả nước.

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đinh Quế Hải, vùng dân tộc thiểu số, miền núi là địa bàn thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, đặc biệt sạt lở đất, lũ quét gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Dù đã nhận được nhiều sự quan tâm trong thời gian qua, tuy nhiên, do mức độ nguy hiểm của thiên tai, khả năng phòng chống của các công trình nhà ở của người dân còn hạn chế nên hầu như năm nào vùng dân tộc thiểu số, miền núi cũng xảy ra thiệt hại về người và của.

PGS.TS Vũ Mạnh Lợi, nguyên Phó Viện trưởng Viện Xã hội học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cho rằng, lũ quét, sạt lở đất không chỉ gây hậu quả to lớn, lâu dài về người, tài sản mà còn làm suy giảm sự phát triển của đất nước. Theo ông Lợi, ngoài yếu tố tự nhiên thì tác động của con người là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này. Trong đó phải kể đến tình trạng phá rừng đầu nguồn, khai thác khoáng sản, lâm sản tràn lan, xây dựng công trình hạ tầng không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường…

Theo TS Lợi, để giảm thiểu thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất gây ra, các bộ, ngành, địa phương cần tăng cường công tác dự báo, cảnh báo sớm, đồng thời nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng tránh lũ quét, sạt lở đất. Ngoài ra, các địa phương cần chủ động rà soát, di dời các hộ dân sống ở nơi nguy hiểm đến nơi an toàn, xây dựng đề án ổn định dân cư.

Thống kê cho thấy, từ năm 2000 – 2015, cả nước đã xảy ra trên 250 đợt lũ quét, sạt lở đất, làm chết và mất tích hơn 600 người, trên 9.700 ngôi nhà bị hư hỏng, thiệt hại ước tính trên 3.300 tỷ đồng. Riêng đợt mưa lũ lịch sử diễn ra đầu tháng 10/2017 đã làm hơn 50 người thiệt mạng, nâng tổng số người chết do sạt lở đất, lũ quét từ đầu năm 2017 đến nay lên trên 100 người.

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.