Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu:

Tô thắm thêm truyền thống ‘thương người như thể thương thân'

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam Uông Chu Lưu. Ảnh: Như Ý
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam Uông Chu Lưu. Ảnh: Như Ý
TPO - Đến dự chương trình Chủ nhật Đỏ lần thứ XI - 2019, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam Uông Chu Lưu đã có bài phát biểu tại lễ khai mạc. Báo Tiền Phong trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu. 

Thưa các đồng chí Lãnh đạo, các quý vị đại biểu,

Thưa toàn thể các em sinh viên, tình nguyện viên thân mến!

Hôm nay tôi rất vui mừng khi được tham dự chương trình hiến máu “Chủ nhật đỏ” với thông điệp rất nhân văn – sinh mệnh của bạn và tôi. Trước hết, thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, tôi xin gửi tới các đồng chí lãnh đạo, các quý vị đại biểu, các em sinh viên, tình nguyện viên những lời chúc mừng tốt đẹp nhất.

Thưa các đồng chí!

Qua báo cáo của Ban tổ chức và theo dõi trên các phương tiện truyền thông đại chúng, tôi được biết, Chủ nhật đỏ đã được tổ chức thành công trong suốt 10 năm, kết quả năm sau luôn cao hơn năm trước và đã tiếp nhận được trên 110.000 đơn vị máu an toàn. Từ các cán bộ công chức, viên chức, người lao động, từ các tỉnh miền núi đến đồng bằng; các đơn vị trong lực lượng quân đội, công an tới công nhân tại các Khu công nghiệp, và đặc biệt là sinh viên của các trường Đại học, Cao đẳng – lực lượng nòng cốt của Chủ Nhật Đỏ... đâu đâu cũng xuất hiện những hình ảnh đẹp, những câu chuyện hay, cảm động về hiến máu tình nguyện. Nhờ đó, hàng vạn bệnh nhân trên cả nước được tiếp thêm hy vọng sống, được trở về đoàn viên bên gia đình thân yêu của mình khi dịp Tết Nguyên đán đang cận kề. Tôi đánh giá cao giá trị cao cả của Chương trình này, mà các cơ quan, đơn vị trên cả nước, nhất là Báo Tiền Phong, Viện Huyết học – Truyền máu trung ương và Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đã mang lại cho cộng đồng.

Thưa các đồng chí!

Như chúng ta thấy, ngay trong và sau kỳ nghĩ lễ vừa qua, hàng trăm vụ tai nạn giao thông, hàng trăm nạn nhân không may mắn đã phải nhập viện vì những vụ tai nạn này. Đó là một minh chứng cho thấy máu và các chế phẩm máu là một loại loại chế phẩm đặc biệt cần được bảo quản, dự trữ sẵn sàng cho điều trị. Có lẽ, bên cạnh nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày tăng cao, nhu cầu về việc áp dụng các kỹ thuật hiện đại cho điều trị… thì nhu cầu máu đang là một trong những áp lực rất lớn với ngành y tế. Tuy nhiên, áp lực này lại có thể được chia sẻ bởi cộng đồng và từ cộng đồng.

Hiến máu cứu người là một nghĩa cử cao đẹp, tham gia hiến máu góp phần tô thắm thêm truyền thống “thương người như thể thương thân” đáng tự hào của dân tộc ta. Hơn 20 năm qua, phong trào hiến máu được phát động tại Việt Nam, đã có hàng chục triệu lượt người tham gia hiến máu. Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Quốc gia vận động hiến máu tình nguyện, năm 2018 vừa qua cả nước đã có trên 1,4 triệu lượt người dân tham gia hiến máu, đáp ứng được trên 75% nhu cầu máu cho điều trị. Tôi vô cùng cảm phục những người đã tình nguyện hiến máu, những người hiến máu nhiều lần, hiến máu khẩn cấp, những người vừa hiến máu vừa vận động người khác cùng hiến máu; nhiều nhà quản lý trực tiếp hiến máu, làm tấm gương tốt cho cộng đồng; nhiều gia đình, nhiều dòng họ nhiều năm hiến máu cứu người. Tôi được biết, ở nhiều cơ quan, trường học, doanh nghiệp, nhiều địa phương, việc hiến máu tình nguyện đã trở thành một nét đẹp văn hóa thể hiện trách nhiệm xã hội với cộng đồng, luôn được quan tâm và tạo điều kiện; điều này thật đáng quý, thật đáng trân trọng.

Những ngày qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng đã đưa tin về tình trạng khan hiếm máu tại hầu hết các bệnh viện trên cả nước, đặc biệt là tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh... Nhưng cũng thông qua truyền thông, tôi được biết chỉ trong vài ngày đã có hàng ngàn người bất chấp thời tiết vô lạnh giá đến Viện Huyết học – Truyền máu TW và các bệnh viện trên cả nước để dang rộng cánh tay của mình, hiến máu cho người bệnh. Thậm chí, nhiều người vượt hàng chục cây số, tranh thủ chuyến công tác để đến hiến máu… Đó là những hành động vô cùng cao đẹp, đáng trân quý, cần được vinh danh, bởi mỗi giọt máu họ hiến tặng mang theo cả tình cảm và trách nhiệm của họ đối với người bệnh, với cộng đồng.

Thưa các đồng chí!

Bên cạnh nhiệm vụ của một cơ quan truyền thông, có hai chương trình do Báo Tiền Phong chủ trì tổ chức mà tôi rất ấn tượng. Nếu như cuộc thi Hoa hậu Việt Nam là nơi tìm kiếm, tôn vinh vẻ đẹp hình thể, vẻ đẹp trí tuệ và tâm hồn của Người Phụ nữ Việt Nam thì Chủ nhật đỏ trong 10 năm qua đã cùng với các sự kiện hiến máu khác như Lễ hội Xuân hồng, Hành trình Đỏ... - những sự kiện mang đậm ý nghĩa nhân văn, đã thêm tô điểm cho vẻ đẹp tâm hồn, giàu tính nhân ái cũng như triết lý sống cao đẹp của người Việt Nam vì một cộng đồng văn minh, giàu tình nhân ái. Tôi rất mong muốn và tin tưởng, Báo Tiền Phong, Viện Huyết học – Truyền máu trung ương và Ủy ban An toàn giao thông quốc gia sẽ cùng quyết tâm để duy trì và nhân rộng việc tổ chức Chủ Nhật Đỏ, chừng nào còn tình trạng khan hiếm máu mỗi dịp Xuân về.

Nhân dịp này, Tôi mong muốn rằng các nhà lãnh đạo, quản lý, các địa phương, cơ quan, doanh nghiệp, trường học sẽ luôn sẵn lòng chia sẻ khó khăn với người bệnh, đặc biệt người bệnh cần truyền máu bằng những việc làm, hành động thiết thực như hiến máu hay tổ chức những chương trình hiến máu như chương trình Chủ nhật đỏ.

Nhân dịp chuẩn bị bước sang xuân mới kỷ Hợi 2019, tôi gửi lời chúc tốt đẹp nhất tới toàn thể các đồng chí lãnh đạo, các quý vị đại biểu, những người hiến máu tình nguyện, chúc các đồng chí sức khỏe, hạnh phúc và thành công.

Trân trọng cảm ơn!

Tô thắm thêm truyền thống ‘thương người như thể thương thân' ảnh 1  
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.