Tuýt còi hai công ty xử lý rác thải gây ô nhiễm môi trường

TPO - Các vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của 2 công ty kéo dài từ năm 2018 đến nay vẫn chưa được khắc phục triệt để. Lượng chất thải rắn sinh hoạt tiếp nhận xử lý hàng ngày vẫn vượt công suất xử lý và qua thời gian dài dẫn đến việc tồn đọng với khối lượng lớn.

Ngày 16/1, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản gửi UBND TPHCM về việc xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Tâm Sinh Nghĩa và Công ty Cổ phần Vietstar tại Khu Liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc (huyện Củ Chi, TPHCM).

Vi phạm kéo dài từ năm này qua năm khác

Qua kết quả thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và kết quả kiểm tra trên hiện trường vào thời điểm hiện tại đối với 2 công ty trên cho thấy, các vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của 2 công ty kéo dài từ năm 2018 đến nay vẫn chưa được khắc phục triệt để. Lượng chất thải rắn sinh hoạt 2 công ty tiếp nhận xử lý hàng ngày vẫn vượt công suất xử lý và qua thời gian dài dẫn đến việc tồn đọng với khối lượng lớn.

Tuýt còi hai công ty xử lý rác thải gây ô nhiễm môi trường ảnh 1 Bộ Tài nguyên và Môi trường TPHCM đã có văn bản gửi UBND TPHCM về việc xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường của hai công ty. Ảnh chụp màn hình

Cụ thể, theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, vừa qua đơn vị này nhận đơn phản ánh của người dân TPHCM về hoạt động thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt của hai công ty trên gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong nhiều năm qua, ảnh hưởng trực tiếp đến mạch nước ngầm, không khí và nguồn nước mặt.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ đạo Tổng cục Môi trường rà soát quá trình chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường từ năm 2018 đến nay, đồng thời tiến hành kiểm tra trên hiện trường đối với hai công ty này.

Chậm khắc phục ô nhiễm

Đối với Công ty Cổ phần Vietstar, năm 2018 Tổng cục Môi trường tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường. Kết quả kiểm tra cho thấy thực tế công ty tiếp nhận rác vượt công suất thiết kế khoảng 400 tấn rác/ngày (công suất 1.400 tấn/ngày nhưng tiếp nhận đến 1.800 tấn/ngày). Với hành vi tiếp nhận xử lý rác thải vượt công suất thiết kế, tháng 12/2018, Tổng cục Môi trường đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và yêu cầu công ty thực hiện các biện pháp khắc phục.

Trong đó yêu cầu công ty tách riêng hệ thống thu gom nước mưa và hệ thống thu gom nước rỉ rác; lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định; thu gom và xử lý toàn bộ lượng chất thải đang lưu giữ tại 2 khu vực ngoài trời. Đồng thời thực hiện đúng các nội dung phương án xử lý chất thải rắn sinh hoạt được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Dù Tổng cục Môi trường yêu cầu Cổ phần Vietstar khắc phục nhưng đến tháng 7/2020, Tổng cục Môi trường tiến hành kiểm tra công ty vẫn chưa thực hiện triệt để các yêu cầu tại kết luận thanh tra. Tháng 11/2020 Tổng cục Môi trường ban hành tiếp quyết định xử phạt công ty này.

Tuýt còi hai công ty xử lý rác thải gây ô nhiễm môi trường ảnh 2 Tổng cục Môi trường tiếp tục kiểm tra hiện trường khu vực xử lý chất thải của công ty theo nội dung đơn phản ánh.

Đến tháng 12/2020, Tổng cục Môi trường tiếp tục kiểm tra hiện trường khu vực xử lý chất thải của công ty theo nội dung đơn phản ánh. Kết quả cho thấy khối lượng chất thải rắn sinh hoạt công ty tiếp nhận khoảng 2.000 tấn/ngày (trong khi công suất thiết kế chỉ 1.400 tấn/ngày).

Trên khu vực ngoài trời, công ty lưu giữ lượng chất thải trơ tại 2 bãi lưu chứa có diện tích 32.000 m2 với khối lượng 160.000 tấn, nhiều khu vực không được phủ kín để lộ chất thải ra ngoài trời. Nước rỉ rác từ 2 bãi được thu gom qua rãnh bao xung quanh khu vực bằng bạt nhưng có nhiều vị trí không được phủ kín nên rước rỉ rác không được thu gom triệt để và thấm trực tiếp vào môi trường đất.

Đối với Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Tâm Sinh Nghĩa, năm 2018, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng phát hiện công ty này tiếp nhận xử lý rác thải vượt công suất thiết kế. Cụ thể khi thanh tra, công ty tiếp nhận 1.200 tấn/ngày (trong khi công suất thiết kế là 1.000 tấn/ngày). Căn cứ kết quả kiểm thanh tra, Tổng cục Môi trường yêu cầu công ty này có biện pháp khắc phục, bảo vệ môi trường, thực hiện đúng nội dung phương án xử lý chất thải rắn sinh hoạt được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Tuýt còi hai công ty xử lý rác thải gây ô nhiễm môi trường ảnh 3 Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Tâm Sinh Nghĩa

Tuy nhiên đến tháng 7/2020, Tổng cục Môi trường kiểm tra lại cho thấy công ty vẫn chưa thực hiện triệt để các yêu cầu trên. Qua đó, Tổng cục Môi trường ban hành quyết định xử phạt hành chính công ty này vào tháng 11/2020. Đến tháng 12/2020, Tổng cục Môi trường tiến hành kiểm tra hiện trường tại khu vực xử lý chất thải của công ty theo nội dung đơn phản ánh. Kết quả kiểm tra cho thấy, hiện nay khối lượng chất thải sinh hoạt công ty tiếp nhận xử lý khoảng 1.300 tấn/ngày (trong khi công suất thiết kế là 1.000 tấn/ngày), lượng rác này được công ty đưa về phân loại sau đó đốt.

Trên khu vực ngoài trời, công ty lưu giữ lượng chất thải trơ trên diện tích 63.750 m2 với tổng khối lượng khoảng 240.000 tấn được che phủ. Tuy nhiên có nhiều khu vực không được che phủ kín để lộ chất thải ra ngoài trời. Nước rỉ rác từ bãi được thu gom qua rãnh bao xung quanh, một số vị trí không được phủ kín nên nước rỉ rác không được thu gom triệt để và chảy trực tiếp ra môi trường đất, chảy ra hồ trong khuôn viên công ty.

Để chấm dứt tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của 2 công ty trên, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị UBND TPHCM khẩn trương thực hiện một số nội dung, trong đó chỉ đạo các sở ban ngành có liên quan tổ chức đánh giá lại ngay hiệu quả của việc chuyển giao xử lý chất thải rắn sinh hoạt của TPHCM hiện nay cho 2 công ty và các tác động đến môi trường theo phản ánh của người dân, để có biện pháp kiểm soát, quản lý phù hợp, đúng quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.

Đồng thời yêu cầu 2 công ty nghiêm túc thực hiện các biện pháp về bảo vệ môi trường theo các hồ sơ môi trường đã được phê duyệt. Tiếp nhận và xử lý chất thải sinh hoạt của TPHCM đúng với công suất thiết kế và năng lực xử lý hiện tại. Cả hai công ty phải có biện pháp để xử lý và chuyển giao hết khối lượng lớn chất thải tồn đọng cho đơn vị có chức năng xử lý theo quy định.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.