“Vợ bé”, “bồ nhí” và việc bổ nhiệm thần tốc hot girl

ĐB Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội).
ĐB Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội).
TP - Đại biểu (ĐB) Quốc hội Trần Thị Quốc Khánh phản ánh, có lãnh đạo chỉ quan tâm đến phái nữ, vì họ muốn có thêm “vợ bé”, “bồ nhí” để quản lý khối tài sản khổng lồ do tham nhũng mà có. Họ chỉ đạo cấp dưới đưa vào quy hoạch bổ nhiệm “hot girl siêu tốc” vào vị trí quản lý lãnh đạo.

Sáng 9/11, thảo luận về thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới, ĐB Trần Thị Quốc Khánh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã nêu ra một thực trạng đáng lưu tâm, đó là có một bộ phận không nhỏ cán bộ lãnh đạo, kể cả những người đứng đầu cấp ủy Đảng ở các địa phương có những biểu hiện chỉ “quan tâm” đến phái nữ. “Vì họ muốn có thêm “vợ bé”, “bồ nhí” để quản lý khối tài sản khổng lồ do tham nhũng mà có, nên chỉ đạo cấp dưới đưa vào quy hoạch bổ nhiệm “hot girl siêu tốc” vào vị trí quản lý lãnh đạo ở các địa phương”, bà Khánh phản ánh.

Vị nữ đại biểu này cũng cảnh báo, Chính phủ, Quốc hội nếu không quan tâm thấu đáo, các cấp không xử lý nghiêm minh thì sẽ trở thành một tiền lệ rất nguy hiểm, dẫn đến vi phạm pháp luật, coi thường phụ nữ, coi phụ nữ chỉ để đáp ứng những dục vọng tầm thường. “Điều này sẽ tạo một lối sống thiếu lành mạnh trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, dẫn đến sự bất an, lo sợ cho chính chị em, gây bất bình dư luận xã hội. Ví dụ như trường hợp ở Thanh Hóa đến bây giờ chúng tôi cũng không biết là cô gái trẻ ấy đã đi đâu? Đây không biết là sự quan tâm, tạo thuận lợi hay là đang hại chị em phụ nữ, cho nên đề nghị Chính phủ phải quan tâm”, bà Khánh nói.

Trước đó, ĐB Trương Minh Hoàng (Cà Mau) cũng phản ánh tỉ lệ cán bộ nữ trong cấp ủy, trong lãnh đạo chủ chốt các cấp còn thấp. Như nhiệm kỳ Chính phủ hiện nay chỉ có 1 bộ trưởng là nữ, chỉ có 16 tỉnh, thành có lãnh đạo chủ chốt là nữ. “Tỉ lệ như vậy khiến chúng ta phải chú ý đến vấn đề quy hoạch nguồn”, ông Hoàng nêu. ĐB Phan Văn Tường (Thái Nguyên), mục tiêu tăng cường tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý lãnh đạo nhằm từng bước giảm khoảng cách về giới trong lĩnh vực chính trị. Tuy nhiên, tổng thể ở các cấp xã, huyện, tỉnh, Trung ương đều không đạt.

Về nguyên nhân, ông Tường cho rằng do nhận thức định kiến của người liên quan đến nhân sự, đến công tác cán bộ hoặc nhiều người như vậy trong 1 cơ quan, tổ chức thì phụ nữ ít có cơ hội hơn. “Việc trong báo cáo nội dung tỷ lệ nữ hiệp thương ở vòng 3 cao nhưng tỷ lệ trúng cử không tương xứng với số ứng cử viên ứng cử phản ánh gián tiếp tư tưởng trên”, ông Tường nói.

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ năm. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10.