Xem xét bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội với bà Phan Thị Mỹ Thanh

Bà Phan Thị Mỹ Thanh sẽ bị xem xét bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội khóa XIV. Ảnh: Phạm Duy.
Bà Phan Thị Mỹ Thanh sẽ bị xem xét bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội khóa XIV. Ảnh: Phạm Duy.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội đối với bà Phan Thị Mỹ Thanh, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai, trong phiên họp đầu tuần tới.

Phiên họp thứ 24 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến diễn ra ngày 14 đến 16/5. Nhiều nội dung quan trọng sẽ được đưa ra thảo luận, cho ý kiến, đáng chú ý là công tác nhận sự.

Trao đổi với báo chí, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về quy trình, thủ tục bãi nhiệm đại biểu Quốc hội đối với bà Phan Thị Mỹ Thanh, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai.

Theo dự kiến, trong chiều ngày làm việc đầu tiên (14/5), Trưởng ban Công tác Đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trần Văn Tuý đọc tờ trình quy trình bãi nhiệm đối với bà Phan Thị Mỹ Thanh. Sau đó, các đại biểu sẽ thảo luận, rồi chủ tọa kết luận. 

Hiện, bà Phan Thị Mỹ Thanh đã có đơn xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội. Ngày 4/5, Ban Bí thư đã quyết định thi hành kỷ luật bà Phan Thị Mỹ Thanh, Phó bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai, bằng hình thức cách chức tất cả chức vụ trong Đảng; đề nghị Đảng đoàn Quốc hội chỉ đạo thực hiện các quy trình, thủ tục xem xét bãi nhiệm đại biểu Quốc hội đối với bà theo quy định của pháp luật.

Cũng trong ngày làm việc đầu tiên (sáng 14/5), Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo của Chính phủ đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017; đánh giá tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước những tháng đầu năm 2018; về quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2016.

Tiếp đó, ngày 15/5, các đại biểu cho ý kiến về báo cáo giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 4 của Quốc hội; dự thảo báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 5 của Quốc hội; báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng bảo hiểm xã hội năm 2017...

Ở ngày làm việc cuối cùng (16/5), dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số Luật liên quan đến Luật Quy hoạch và dự án Luật Công an nhân dân (sửa đổi) được trình để các đại biểu cho ý kiến.

Theo Theo Zing
MỚI - NÓNG
Một nhân viên của Ukrainian Armor chuẩn bị đặt súng cối vào hộp tại khu nhà xưởng không được công khai vị trí. (Ảnh: Reuter)
Ngành vũ khí nội địa Ukraine kêu khó đủ đường
TPO - Hàng trăm doanh nghiệp sản xuất vũ khí và thiết bị quân sự đã mọc lên ở Ukraine kể từ khi cuộc xung đột với Nga nổ ra, nhưng nhiều doanh nghiệp trong số đó đang chật vật vì thiếu tiền và tất cả đều lo sợ sẽ trở thành mục tiêu của tên lửa Nga.