Tránh va chạm: Hãy bật đèn pha

Tránh va chạm: Hãy bật đèn pha
Đèn pha dùng làm “còi”:

Tránh va chạm: Hãy bật đèn pha

Đèn pha dùng làm “còi”:

Đèn pha thực chất có nhiều tính năng hữu dụng hơn cả việc chiếu sáng đường đi
Đèn pha thực chất có nhiều tính năng hữu dụng hơn cả việc chiếu sáng đường đi.

Đây không phải là một câu nói bóng gió, đèn xe thực sự có thể dung làm “còi” đúng nghĩa! Đối với những phương tiện giao thông ngược chiều hoặc với những chiếc xe ôtô đi trước bạn, việc nháy đèn chiếu xa – gần (pha- cốt) sẽ hiệu quả và chính xác hơn hàng trăm lần so với việc bạn sử dụng còi.

Thứ nhất: Rất khó phát hiện xe nào bấm còi trong hàng chục chiếc xe xung quanh bạn. Kế tiếp, tiếng còi của bạn rất khó để lọt vào tai người điều khiển hơi bởi những chiếc xe hơi đều có độ cách âm tốt. Chính vì vậy, nháy đèn xe là phương pháp hữu hiện nhất!

Chỉ cần bấm nháy chuyển chế độ đèn pha-cốt một hoặc hai lần, thao tác này của bạn mất khoảng 2-4 giây. Nhưng bù lại bất kể phương tiện nào lưu thông ngược chiều hoặc phía trước đều có thể nhận thấy tín hiệu từ phía xe của bạn.

Người lái ôtô có thể nhận ra rất nhanh bởi đây cũng chính là cách “còi” đặc trưng giữa các ôtô khi lưu thông.

Sương mù, chập choạng tối, trời mưa: Hãy bật đèn pha!

Tránh va chạm: Hãy bật đèn pha ảnh 2
 

Khi di chuyển trong thời tiết xấu, trời xẩm tối… Việc xe bạn được bật đèn ở chế độ gần (đèn cốt) luôn là điều nên làm nếu bạn là một người cẩn thận và sợ va chạm.

Đèn xe trong trường hợp này được coi như đèn “định vị”. Nó giúp những người điều khiển xe xung quanh bạn nhận biết ra chiếc xe của bạn một cách nhanh nhất. Và khi tầm nhìn bị hạn chế, hay trong những cơn mưa, đèn xe còn có khả năng tăng tầm nhìn cho người điều khiển.

Muốn gây… tai nạn: Hãy bật đèn pha!

Tránh va chạm: Hãy bật đèn pha ảnh 3
 

Đây không phải là một lời… xúi bậy, bởi lẽ việc bật đèn xe tuy có nhiều ích lợi nhưng cũng có mặt trái khi bị sử dụng sai cách! Vậy đèn xe làm thế nào để gây tai nạn? Xin thưa, những công nghệ hiện đại về sản xuất đèn chiếu sáng cho phương tiện giao thông ngày nay đã thực sự tạo ra những bóng đèn pha có công suất lớn. Những chóa đèn đa diện có khả năng khuếch đại ánh sáng tối đa.

Và khi sử dụng đèn pha ở tầm xa, nó có thể giúp bạn nhìn rõ được đường đi rõ hơn. Nhưng lại khiến người đi ngược chiều bị chói mắt, khi đó tai nạn rất dễ xảy ra.

Điều này thực sự là nguy hiểm nếu bạn đang phải vận hành xe trên đường tối. Lúc này đồng tử của mắt sẽ giãn hết mức để có thể giúp bạn quan sát đường rõ hơn. Một luồng sáng mạnh chiếu vào có thể khiến mắt bạn hoặc người đi ngược chiều bị lóa mắt khá lâu. Tai nạn là điều thực sự sẽ xảy ra!

Sử dụng đèn pha đúng cách không khó! Khi vận hành bình thường hoặc trong thành phố, hãy để đèn pha ở chế độ chiếu gần.

Khi cần ra tín hiệu, hãy gạt công tắc chỉnh đèn lên tầm xa sau đó bật xuống ngay. Khi bạn vận hành trong thời tiết xấu hoặc vào buổi tối, bạn có thể bật đèn pha ở chế độ chiếu xa nếu phía trước không có người đi ngược chiều. Khi nhận thấy có phương tiện đi ngược chiều, đừng “lười nhác” và ích kỷ, hãy hạ đèn pha của mình xuống tầm chiếu gần cho tới khi 2 xe đi qua nhau.

Đừng bao giờ sợ hỏng đèn:

Đèn pha là một trong những phụ tùng nằm ở nhóm rẻ tiền và dễ thay thế nhất! chính vì thế đừng nghĩ rằng việc phải chuyển tín hiệu đèn và sử dụng đèn liên tục sẽ dẫn tới hỏng đèn.

Một chiếc bóng đèn pha luôn “đắt” hơn bất kể vụ va chạm nào! Việc bật đèn pha ban ngày cũng không hề làm ảnh hưởng tới bình ắc quy và điện nguồn của xe bạn. IC và cục xạc luôn đảm bảo dòng điện xạc vào bình ắc quy đều và ổn định.

Hãy sử dụng đèn pha một cách hiệu quả để có được những chuyến đi an toàn và mang lại sự an toàn cho những người xung quanh nhé!

Theo Autopro

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG