Người trong cuộc nói về du học

Người trong cuộc nói về du học
TPO - Tối qua, 29 - 12, tại lễ hội “Du học sinh Việt Nam chào xuân 2011”, diễn ra tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), hàng trăm du học sinh xuất sắc đang học tập ở các nước trên thế giới, chia sẻ kinh nghiệm du học.

> Biểu dương những du học sinh xuất sắc
> Lãnh đạo Nhà nước gặp gỡ du học sinh xuất sắc
> 'Du học sinh chào xuân 2011'

Ngoại ngữ

Nguyễn Ngọc Hưng - sinh viên Học viện Kinh tế London (Anh), trường có 14 giải nobel về kinh tế, chia sẻ phương pháp nộp đơn nhập học vào trường danh tiếng không chỉ ở Anh mà trên thế giới. “Ngoài kết quả học tập tốt, thư gửi đến trường rất quan trọng. Các bạn phải thể hiện được khao khát, đam mê vào ngành mình dự định học, nhất là thể hiện được định hướng tương lai một cách rõ ràng của bản thân".

Muốn làm được điều này, ngoài vốn hiểu biết rộng, tìm hiểu kỹ thông tin về trường, ngoại ngữ đóng vai trò quan trọng. “Ngoại ngữ là số một. Bạn đừng nghĩ sang bên đó học vẫn kịp" - Đàm Trần Anh, đang học tiến sĩ tại Úc, nói.

Về vấn đề này, Nguyễn Xuân Đạt, sinh viên năm ba, Đại học Ritsumeikan Châu Á Thái Bình Dương- APU (Nhật Bản) nói: “Bạn phải học tốt một ngoại ngữ và kèm theo một bảng điểm đẹp”.

Đạt cho biết, dù ở Nhật Bản nhưng nhiều trường có khóa học chuyên về Tiếng Anh. Học viên tốt nghiệp APU sử dụng thành thạo ít nhất ba ngôn ngữ, nhiều bạn nói được bốn, năm ngoại ngữ.

Đang học THPT tại Anh, Vũ Khánh Linh cho rằng, cần phải chuẩn bị về tiếng và tâm lí, để có thể hòa nhập với môi trường văn hóa mới.

Còn Hoàng Quỳnh Mai - sinh viên Đại học Quốc gia Singapore thẳng thắn: Ngoại ngữ là chìa khóa. Các bạn nên xác địnhh du học là khó khăn chứ không phải đi du lịch. Cần xác định đúng mục đích đi học để làm gì chứ không nên "vừa đi vừa tính tiếp".

Đam mê

“Nếu bạn không cố gắng mà chỉ xác định bỏ tiền sang lấy cái bằng thì điều bạn thu được có thể không bằng một sinh viên học nghiêm túc trong nước" - Trầm Đàm Anh chia sẻ.

Kiều Đồng Thiên Hà, cựu du học sinh Mỹ, đang là Giám đốc phát triển của mạng lưới siêu thị Big C ở Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm nhận học bổng Fulbright: Mỹ là nước thứ hai tôi du học, sau một thời gian nghiên cứu ở Nga. Các học bổng từ quản trị kinh doanh, giáo dục, y tế đến nông nghiệp đều có trên website của các trường, tổ chức. Bạn có thể chủ động tìm kiếm thông tin, liên lạc, gửi hồ sơ...

“Du học giúp tôi có kinh nghiệm rộng, kiến thức “cứng” và cả khả năng sử dụng những kĩ năng mềm như: xử lí tình huống, ngoại giao, đàm phán. Tôi đang sử dụng những kỹ năng này hàng ngày" Thiên Hà chia sẻ.

"Các bạn hãy tìm cho mình một giấc mơ, phải có niềm đam. Trước không hiểu thương mại điện tử là gì nhưng sau sang Nhật Bản, tôi đã tìm được câu trả lời, bằng sự đam mê du học”. 

Chùm ảnh tại lễ hội "Du học sinh Việt Nam chào xuân 2011" của Hồng Vĩnh - Lê Hoàng

Người trong cuộc nói về du học ảnh 1
Người trong cuộc nói về du học ảnh 2
Người trong cuộc nói về du học ảnh 3
Người trong cuộc nói về du học ảnh 4
Người trong cuộc nói về du học ảnh 5
Theo Viết
MỚI - NÓNG