'Chạy' công chức khó truy vòng xoay tiền - quan hệ

'Chạy' công chức khó truy vòng xoay tiền - quan hệ
TPO - Sau khi Tiền Phong đăng tải loạt bài phản ánh, phân tích về vụ việc "chạy công chức tại Hà Nội giá 100 triệu đồng"  rất nhiều bạn đọc đã bày tỏ ý kiến về vụ việc này.

> Thi công chức: Không được luân chuyển khi liên quan tiêu cực
> Lần đầu tiên thi công chức nhà nước trực tuyến

Tiền Phong Online trích đăng một số ý kiến của đọc giả xung quanh loạt bài này.

Tuyển công chức
Bộ Nội vụ thi trực tuyến để ngăn chạy công chức. Ảnh minh họa. Nguồn VNN

Bạn đọc Đỗ Thị Hương cung cấp thông tin: "Ở đâu cũng tiêu cực hơn cả như vậy. Tôi vào được biên chế ngành giáo dục còn 140 triệu. Cán bộ phòng nội vụ chẳng biết gì về chuyên môn sư phạm mà lại được quyền tuyển dụng, phòng gióa dục chỉ hứng hiệu quả thôi chất lượng học sinh, giáo viên có yếu kém thì bị chỉ trích.

Bạn đọc Nguyễn Hải Đăng cho rằng, dư luận không hề bất ngờ trước thông tin chạy trong thi tuyển công chức mà ông Trần Trọng Dực nêu, nó đang là hiện tượng phổ biến, chỉ có điều “chạy” mức nào, nhờ vả hay mua bán với giá bao nhiêu mà thôi". "Người dân họ biết cả đấy, có điều đưa ra được bằng chứng là điều không hề dễ dàng.

Như ông Trần Trọng Dực đã thẳng thắn phát biểu trước HDND TP Hà Nội thì ngoài việc phải thi kiến thức, thí sinh còn phải thi " chạy" nữa, mặc dù ai cũng biết vào công chức thì mức lương được hưởng rất thấp.

Vậy cái gì thôi thúc họ phải làm vậy? Thực tế, việc họ " chạy" đã là một lời giải đáp hiển nhiên có sức lôi cuốn hành động phải vào công chức bằng được để có cơ hội tồn tại và " phát triển", và họ cũng đã nhìn thấy thu nhập để hoàn vốn ở phía trước trong tương lai cuộc đời công chức của mình rồi.

Thấy rõ lắm! Những người chưa là công chức đã thấy rõ thì công chức xịn thấy rõ đến nhường nào? Có điều họ không dại gì mà nói ra thôi vì nó đã thành phổ biến mất rồi.

Rất cảm ơn sự dũng cảm đầy trách nhiệm của ông Trần Trọng Dực, phải có những người như thế thì mới có thể phanh được sự xuống cấp của đạo đức công chức nói riêng hay nói chung cho cả đạo đức xã hội!

Bạn đọc Trần Cương đặt câu hỏi: Chuyện chạy công chức, chạy việc là chuyện thường ngày, những người có quyền quyết định hoặc có thể tác động vào kết quả xét tuyển có trực tiếp nhận tiền đâu? Có thể họ đều qua môi giới trung gian hết. Dường như đều có giá cho từng vị trí?

Muốn xử phải có bằng chứng

"Muốn xử theo luật thì phải có đủ bằng chứng, nhân chứng, tang chứng, vật chứng" đó là nhận định của bạn đọc Năm An Nhứt. Bạn đọc này cũng cho rằng trong vụ "chạy công chức" thì điều này là rất khó! Vì đến nay chỉ có vài "tép" bị kỷ luật chuyển công tác để chờ điều tra mà cũng chưa chắc có chứng cứ vì chỉ là nghe "dư luận" nói. 

Bạn đọc Bùi Đan ví von một cách hài hước "Không biết các quan chức như lời nói của bà Sửu và ông Chiến về việc chạy công chức nghĩ gì có lẽ nên đổi tên kỳ thi công chức thành thi tuyển con ông cháu cha và anh em thân thích cho nó công khai minh bạch theo đúng quy trình để khỏi thanh tra".

Bạn đọc Lò A Té chỉ ra vòng luẩn quẩn của việc chạy công chức: "Thưa các đồng chí chưa bị lộ, nghe mà đúng quá, các vị quan lớn mới nhờ nhiều, họ có vô vàn “con cháu bắn đại bác", thế mà người thực thi như chấm thi, tổ chức tuyển phải tiếp nhận giúp đỡ, có khi ốc chả được mút mà phải đổ vỏ, cái tệ nạn này như một quy trình lập sẵn, và chính quan lớn mới được hưởng lộc “con cháu” nhờ vả trả công".

Họ đã tạo ra một vòng xoay để nhận tiền mà khi có quan chức năng truy tìm sẽ rất khó khăn. Nếu kiên quyết thì sẽ ra hết. Hơn nữa mức kỷ luật hiện tại là chỉ gải ngứa thôi không làm những người này chùn tay. Nguyễn Gia Phương

Lương thấp không phải là cái gốc vấn đề

Nói về nhận định lương thấp là gốc của vấn đề, bản thân tôi ra trường tốt nghiệp trường Đại học sư phạm Hà Nội với tấm bằng khá lại được nhà trường kết nạp Đảng nhưng cũng không thể xin được việc vì không có yếu tố quan trọng là "đầu tiên".

Bạn bè chúng tôi thường nói vui với nhau rằng thời buổi này "nhất quan hệ, nhì tiền tệ, ba trí tuệ, thứ tư là mặc kệ". Quả đúng như vậy. Trong khi bạn bè tôi ra trường bằng Trung bình vẫn xin được vào làm giảng viên của 1 trường Đại học. Thử hỏi những người đó làm giảng viên thì nền giáo dục sẽ đi về đâu...? Hà Thị Tỏa

Nói lương thấp là hiển nhiên vì vào nhà nước hưởng lương theo bậc, muốn cho thêm cũng chả được. Và nếu cứ lương thế thì đúng là "cạp đất mà ăn", viên chức không lăn lộn tham ô giờ nhà nước đi làm thêm, không nhận hối lộ mới lạ. Không phải cái gốc vấn đề là lương thấp -nếu lương công chức thấp không ai lại dùng tiền cả trăm triệu để chạy vào chỗ lương thấp cả. Bạn đọc Thành Nam giải thích nhận định lương thấp không phải là nguyên nhân của việc chạy công chứ.

Chuyện tuyển công chức thì không hẳn phải mất tiền nhiều nhưng chuyện tự dưng một người không quen biết nộp hồ sơ và trúng tuyển được thì cá nhân đó phải thực sự giỏi đi du học về, tiến sĩ nọ kia...

Bằng kinh nghiệm của mình bạn đọc Nguyễn Mai Anh nêu lên "Mình cũng làm trong trường ĐH lớn vừa có kỳ tuyển viên chức, vài đứa bạn làm ở trường 2 năm giờ đi thi, và chuyện thi đỗ nắm chắc 99%, nhưng đồng chí ngây thơ nộp hồ sơ vào gọi là lấy kinh nghiệm chờ tìm gặp người quen chuẩn bị cho đợt thi sau. Buồn! 

Để đưa ra định lượng việc lương cao hay thấp, bạn đọc Hữu Thắng làm hẳn một phép toán: "Lương không hề thấp. Có làm gì đâu mà lĩnh 3-4-5 triệu/tháng? Tôi làm việc ở một Viện của Bộ Y tế, có gần 300 biên chế. Hầu như quanh năm cả 300 con người ngồi chơi, không có việc gì làm. Ông viện truởng xắp về hưu ra sức vét thêm người (!!!) về.... ngồi chơi và lĩnh lương của Nhà Nước. Lương như vậy là quá cao rồi".

Nếu một tháng công chức làm việc 22 ngày trừ một ngày nghỉ tết một ngày nghỉ phép. Đám ma đám giỗ đám cưới hội họp học nghị quyết chỉ thị họp cơ quan,đi muộn về sớm tụm năm tụm ba uống trà nói truyện, sửa soạn đầu giờ ,cuối giờ khi về mất 5 ngày. Vậy công chức làm việc thực sự ngày công giờ công có ích chỉ có 15 ngày trong một tháng. Với lương 3 triệu tháng thì ngày công của công chức 200 ngàn ngày. Còn người dân lao động từ 7g đến 15g ngày tiền công chỉ có 100 ngàn ngày vậy hỏi lương cán bộ công chức cao hay thấp. Đất Nước còn nghèo nhưng Công chức nghỉ hai ngày trong một tháng là quá nhiều. Bạn đọc Hoàng Tiến Dũng tiếp tục đưa ra những phép toán về lương và số ngày lao động.

Lương thấp sao dân ta đổ xô vào thi đông thế??? Rõ ràng là có vấn đề, vấn đề ở chính chỗ vị cán bộ nào nói rằng "lương thấp" ấy. Bạn đọc Dân Chính đặt câu hỏi.

Mong công bằng

Tôi cũng sắp thi, tự thân tự lực, ít hy vọng nhưng giờ tôi cũng chỉ biết mong là sẽ được công bằng. Bởi chỉ có công bằng thì tôi mới chiến thắng. Bạn đọc  Trần Thùy hi vọng.

Đúng là kính thưa những đồng chí chưa bị lộ. Cần phải làm rõ hơn những uẩn khúc này. Chúng tôi những người dân có con em đi thi công chức rất bức xúc. Khi chúng tôi đến mua hồ sơ có công chức còn nói " Bọn em ở đâu? Chúng tôi trả lời: Em ở Thanh Oai". Công chức đó còn nói " Thi làm gì cho mất công tốn tiền" Họ có suất hết cả rồi. Bạn đọc Thái Quang Trung cung cấp thêm thông tin về việc thi tuyển công chức tại Hà Nội.

Bạn đọc Nhân Tuấn cho rằng: nhà nước phải xử nghiêm vụ này, không khoan nhượng, bởi vì hiện nay kể cả phòng nội vụ cũng có cán bộ chưa học hết 12 đang công tác, bất công không thể chấp nhận được.

Loạt bài về thi chạy công chức trên Tiền Phong:

> “Kính thưa các ông chưa bị lộ”
> Cái giá của công chức
> Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan bàn về chạy chức, chạy quyền...
> Hậu họa 'công chức 100 triệu'
> Bộ Nội vụ lập tổ công tác truy 'chạy' công chức 100 triệu
> Trần tình của hai Phó phòng Giáo dục Ứng Hòa, Hà Nội
> 'Vi phạm không thể chối cãi' vụ tiêu cực thi công chức
> Hà Nội: Công chức 100 triệu và ‘cối xay gió’
> Hà Nội sẽ thanh tra việc 'chạy' công chức 100 triệu

> Công chức...100 triệu: Nhiều quan chức Hà Nội tủi thân!?
> Công chức? 100 triệu
> Thực hư làm công chức Hà Nội giá... 100 triệu đồng?
> ‘Chạy’ làm công chức Thủ đô ... 100 triệu đồng?

N.C.Khanh tổng hợp

Theo Viết
MỚI - NÓNG