1001 thắc mắc: Ai là người đầu tiên phát hiện virus corona?

Nhà vi trùng học June Almeida. Ảnh: National Geographic.
Nhà vi trùng học June Almeida. Ảnh: National Geographic.
TPO - SARS-CoV-2 là một chủng mới của virus Corona, virus lần đầu tiên được nhận diện bởi Tiến sĩ June Almeida vào năm 1964. Phát hiện của bà Almeida được tiến hành tại Phòng thí nghiệm thuộc Bệnh viện St Thomas, London (Anh) vào đầu thập niên 1960.

June Almeida sinh năm 1930, chính là người phụ nữ đã phát hiện ra coronavirus gây bệnh ở người đầu tiên trên thế giới.

Tuổi thơ của bà trải qua trong khu phố gần công viên Alexandra, nằm ở phía đông bắc thành phố Glasgow, nước Anh. Năm 16 tuổi Almeida bỏ học và trở thành nhà nghiên cứu về mô bệnh tại bệnh viện Hoàng gia Glasgow.

Năm 1954, June Almeida kết hôn với Enriques Almeida, một nghệ sĩ người Venezuela. Cặp vợ chồng và cô con gái nhỏ của họ chuyển đến Toronto, Canada. Theo nhà văn y khoa George Winter, tại Viện Ung thư Ontario, bác sĩ Almeida đã phát triển các kỹ năng nổi bật về nghiên cứu virus của mình nhờ một chiếc kính hiển vi điện tử. 

Chỉ một thời gian sau, tài năng của Almeida nhanh chóng toả sáng và nhận được nhiều công nhận, Almeida đã nhận được nhiều lời mời công tác tại các bệnh viện ở Anh.

Năm 1964, bà chuyến đến làm việc tại trường y khoa của bệnh viện St Thomas, nơi đã điều trị bệnh Covid-19 cho thủ tướng Boris Johnson vừa qua. Tại đây, Almeida bắt đầu hợp tác cùng tiến sĩ David Tyrrell, người đang nghiên cứu tại đơn vị cảm cúm thông thường ở thành phố Salisbury, hạt Wiltshire nước Anh.

Lúc bấy giờ, Tiến sĩ Tyrrell và nhóm nghiên cứu đã phát hiện vài loại virus liên quan đến cảm lạnh thông thường từ nhóm tình nguyện viên. Trong đó có một mẫu đặc biệt được biết đến với tên gọi chủng B814 được tìm ra từ dịch mũi của một học sinh trường nội trú ở Surrey.

Nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng virus mới này có thể lây truyền giữa các tình nguyện viên với các triệu chứng cảm lạnh thông thường, thế nhưng họ lại không thể nuôi cấy được. Bên cạnh đó, họ còn nhận thấy sự tăng trưởng phát triển của virus này trong các cơ quan cơ thể.

Chỉ một thời gian sau, tài năng của Almeida nhanh chóng toả sáng và nhận được nhiều công nhận, Almeida đã nhận được nhiều lời mời công tác tại các bệnh viện ở Anh. Năm 1964, bà chuyến đến làm việc tại trường y khoa của bệnh viện St Thomas, nơi đã điều trị bệnh Covid-19 cho thủ tướng Boris Johnson vừa qua. Tại đây, Almeida bắt đầu hợp tác cùng tiến sĩ David Tyrrell, người đang nghiên cứu tại đơn vị cảm cúm thông thường ở thành phố Salisbury, hạt Wiltshire nước Anh.

Lúc bấy giờ, Tiến sĩ Tyrrell và nhóm nghiên cứu đã phát hiện vài loại virus liên quan đến cảm lạnh thông thường từ nhóm tình nguyện viên. Trong đó có một mẫu đặc biệt được biết đến với tên gọi chủng B814 được tìm ra từ dịch mũi của một học sinh trường nội trú ở Surrey.

Nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng virus mới này có thể lây truyền giữa các tình nguyện viên với các triệu chứng cảm lạnh thông thường, thế nhưng họ lại không thể nuôi cấy được. Bên cạnh đó, họ còn nhận thấy sự tăng trưởng phát triển của virus này trong các cơ quan cơ thể.

Đến năm 1965, những phát hiện mới về chủng B814 được đăng lên trong tạp chí Y học Anh và đến 2 năm sau đó, những bức ảnh của Almeida mới được xuất bản trong tạp chí General Virology.

1001 thắc mắc: Ai là người đầu tiên phát hiện virus corona? ảnh 1

Virus corona quan sát qua kính hiển vi điện tử. Ảnh: National Geographic.

Tiến sĩ Tyrrell cùng Almeida và người phụ trách tại bệnh viện St Thomas, giáo sư Tony Waterson, cả 3 người đã cùng đặt tên cho chủng virus mới này. Họ lấy cảm hứng từ cấu trúc hình vương miện của virus trong lúc xem lại ảnh chụp và quyết định gọi chúng là virus corona theo tiếng Latinh.

Ngày nay, các nhà nghiên cứu vẫn sử dụng kỹ thuật của Almeida để nhận dạng virus nhanh chóng và chính xác.

Almeida về hưu năm 1985. Trước khi qua đời năm 2007 ở tuổi 77, bà quay lại làm cố vấn ở bệnh viện St. Thomas và giúp xuất bản một số hình ảnh chất lượng cao đầu tiên của virus HIV.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.