1001 thắc mắc: Vì sao dơi treo ngược cơ thể khi ngủ?

1001 thắc mắc: Vì sao dơi treo ngược cơ thể khi ngủ?
TPO - Khi nghỉ ngơi hoặc ngủ, dơi luôn treo ngược mình lên, đầu chúc xuống phía dưới, dùng vuốt của hai chi sau móc vào khe hở của vách đá, tường, xà nhà...

 động vật có vú duy nhất có thể bay được

Bộ Dơi (danh pháp khoa học: Chiroptera) là bộ có số lượng loài nhiều thứ hai trong lớp Thú với khoảng 1.100 loài, chiếm 20% động vật có vú (đứng đầu là bộ Gặm nhấm chiếm 40% số loài). Từ Chiroptera trong tiếng Hy Lạp là ghép bởi 2 từ: cheir (χειρ) "bàn tay" và pteron (πτερον) "cánh". Như tên gọi, cấu tạo hai chi trước của chúng giống như bàn tay con người với các ngón tay được nối liền bởi màng da và tạo thành đôi cánh. (chính xác thì ở dơi cánh được tạo bởi màng da nối liền xương cánh tay và các ngón tay)

Dơi là động vật có vú duy nhất có thể bay được. Một số loài thú khác như chồn bay, sóc bay... trông có vẻ như có thể bay nhưng thực ra chúng chỉ có thể lượn - trong một khoảng cách có giới hạn.

Khoảng 70% số loài dơi ăn sâu bọ, số còn lại chủ yếu ăn hoa quả và chỉ có vài loài ăn thịt. Dơi cần thiết cho sinh thái bởi chúng đóng vai trò thụ phấn hoa hay phát tán hạt cây, sự phân tán của nhiều loài cây lệ thuộc hoàn toàn vào dơi. Loài dơi nhỏ nhất là dơi mũi lợn Kitti chỉ dài 29–33 mm, nặng khoảng 2 gam. Loài lớn nhất là dơi quả đầu vàng lớn với sải cánh dài 1,5 m và cân nặng khoảng 1,2 kg.

1001 thắc mắc: Vì sao dơi treo ngược cơ thể khi ngủ? ảnh 1

Một con dơi cánh lông ma cà rồng giả (woolly false vampire bat).

Vì sao dơi treo ngược cơ thể khi ngủ?

Khác với chim hay côn trùng, đôi cánh da của dơi không đủ lực để có thể dễ dàng nâng chúng từ mặt đất lên không trung. Do đó, lúc nghỉ ngơi, dơi luôn chọn một ví trí ở trên cao để khi cần bay lượn, chúng chỉ việc thả mình xuống, lợi dụng lực cản không khí hỗ trợ cho việc cất cánh.

Ngoài ra, khi mùa đông đến, dơi cũng có tư thế treo ngược mình lên để ngủ đông, như vậy có thể giảm bớt được sự tiếp xúc với đỉnh hang lạnh giá. Hoặc có một số con dơi có thể vùi đầu và thân vào trong màng cánh, cùng với bộ lông mềm mọc dày trên mình nó có thể có tác dụng ngăn cách hẳn với không khí lạnh ở bên ngoài.

Đương nhiên, treo ngược mình trên đỉnh hang so với dừng chân ở nơi khác được an toàn hơn nhiều. Thói quen sinh sống này và bản năng phòng vệ của dơi đều là kết quả của sự tiến hoá lâu dài của động vật.

Tuy nhiên, theo thống kê, có đến 6 loài dơi không hề treo ngược mình lúc ngủ. Hầu hết trong số đó đều có giác mút ở các chi, giúp chúng có thể bám vào lá cây hay các bề mặt phẳng khác để ngủ nghỉ.

Dơi ngủ treo ngược trong bao lâu?

Dơi là loài sống về đêm, chúng hoạt động vào ban đêm và ít hoạt động hơn vào ban ngày. Dơi bắt đầu hoạt động vào khoảng hoàng hôn và rời khỏi tổ để săn tìm thức ăn. Vào ban ngày, dơi thường dành thời gian treo ngược để ngủ, chải lông và tương tác với những con dơi khác.

Dơi có thể treo ngược trong thời gian dài, bao gồm cả trong thời gian ngủ đông và thậm chí sau khi chết. Một số loài dơi có thể ngủ đông từ năm đến sáu tháng và sống sót thông qua một lượng mỡ nhỏ mà cơ thể dự trữ.

Những sự thật về loài dơi

Dơi là chuyên gia săn mồi

Dơi có thể theo dõi con mồi trong một khoảng thời gian dài nhưng việc con vật không di chuyển sẽ gây ít nhiều khó khăn cho chúng. Tuy nhiên, loài dơi ở Nam Mỹ có thể phát hiện ra con mồi nằm bất động bằng cách phát ra tần số sóng liên tục, chỉ mất khoảng 3 giây để phát hiện con mồi.

Dơi không dựa vào mùi vị

Phần lớn loài dơi đều không ăn thực vật nhưng làm thế nào để dơi có thể tránh được các vật cản, đặc biệt là cây cối trong quá trình di chuyển? Như đã nói ở trên, khả năng định vị sóng, thu nhận thông tin phản hồi liên tục giúp dơi luôn tìm được đường bay trong bóng tối.

Dơi phát ra âm thanh vượt quá khả năng nghe của con người

Đây là sự thật bởi dơi có thể phát ra siêu âm vượt quá khả năng nghe của con người. Khi dơi đến mùa sinh sản, siêu âm này có thể dao động trong khoảng 12-160 kHz. Trong khi ngưỡng nghe của con người chỉ ở khoảng 20 kHz. Một ca sĩ Soprano chuyên nghiệp có thể cất tiếng hát ở khoảng 1,76 kHz

Các nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng một con dơi có khả năng thay đổi cấu trúc tai “nhanh như chớp mắt” để tiếp nhận nhiều loại âm thanh khác nhau. Đặc điểm sinh học của tai dơi còn tiến bộ hơn bất kỳ công nghệ nào mà loài người từng phát triển.

Dơi có khả năng giao tiếp cực tốt

Những con dơi không hề đơn độc trong quá trình kiếm ăn. Chúng thường bay theo các nhóm nhỏ, khi phát hiện con mồi chúng tách nhau ra và giữ liên lạc bằng việc phát ra những giai điệu đặc biệt của nhóm.

Dơi sử dụng cánh để định vị tiếng vang

Tin hay không tùy bạn nhưng không phải tất cả loài dơi đều có khả năng phát tín hiệu. Thực tế cho thấy dơi sử dụng cách vỗ cánh để kiểm tra vị trí giữa các cá thể dơi, con mồi… Các nhà khoa học đã chứng minh luận điểm trên bằng cách dán băng dính vào mồm chúng, mặc dù vậy dơi vẫn di chuyển cực tốt.

Dĩ độc trị độc

Các loài động vật tiến hóa để tồn tại, vì vậy các loài động vật thuộc chuỗi “thức ăn” của dơi cũng học được cách phát hiện ra tín hiệu của loài này. Tuy nhiên, lấy độc trị độc, nhiều loài dơi đã sử dụng lưỡi để trao đổi thông tin vị trí của con mồi.

Kỷ lục của dơi

Có thể gây bất ngờ cho bạn nhưng dơi sở hữu một số cơ bắp được sử dụng hiệu quả nhất trong các loài động vật có vú. Thanh quản của dơi có thể thực hiện việc co rút khoảng 200 lần/giây. Việc tăng DNA ty thể (Mitochondrial DNA) tế bào quan trong các tế bào nhân chuẩn thực hiện chuyển đổi năng lượng hóa học từ chất dinh dưỡng thành một dạng tế bào có thể sử dụng.

Dơi săn cá

Khả năng định vị tiếng vang của dơi dưới nước không thực sự tốt. Mặc dù vậy, dơi vẫn bắt được những tín hiệu di chuyển của cá qua những gợn sóng. Khi tín hiệu phản hồi về những gợn sóng đạt đỉnh cũng là lúc dơi hành động, tóm gọn con mồi.

Video khám phá về thế giới loài dơi:

MỚI - NÓNG
Cụ bà 102 tuổi vẫn ‘hít đất’ hằng ngày, đi xe máy hàng chục cây số
Cụ bà 102 tuổi vẫn ‘hít đất’ hằng ngày, đi xe máy hàng chục cây số
TPO - Ở cái tuổi xưa nay hiếm, cụ Nguyễn Thị Kết, 102 tuổi, ở xã Long Hà (huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước) vẫn vô cùng khỏe mạnh, ngồi xe máy đi hàng chục cây số, tập thể dục hít đất mỗi ngày, chinh phục được tòa nhà cao nhất Việt Nam. Cụ vẫn nhớ được hết tên cùng tính cách của toàn bộ con, cháu trong gia đình.
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.