1001 thắc mắc: Vì sao sữa chim hồng hạc có màu đỏ như máu?

1001 thắc mắc: Vì sao sữa chim hồng hạc có màu đỏ như máu?
TPO - Chim hồng hạc cùng với bồ câu và chim cánh cụt hoàng đế là loài có thể tiết sữa nuôi con. Tuy nhiên, tại sao  sữa của chim hồng hạc có màu đỏ như máu.

Mỏ hồng hạc có cấu tạo độc nhất trong thế giới loài chim, không bao gồm mỏ dưới nhỏ cử động theo mỏ trên lớn hơn. Thay vào đó, mỏ trên mới là bộ phận có thể cử động và cũng nhỏ hơn mỏ dưới rất nhiều. Đây là cách để chim hồng hạc thích nghi với phương thức ăn đặc biệt khi dùng chiếc mỏ theo một cách ngược đời.

Lý do là thay vì chủ động đi săn như các loài thủy cầm khác, chúng là loài ăn lọc, tựa nhự cá voi sừng tấm. Để làm điều này, đầu tiên hồng hạc hút nước vào cổ họng bằng cách rút lưỡi của chúng ngược vào trong. Sau đó, chúng đóng miệng và dùng lưỡi đẩy nước ra ngoài qua một cấu trúc giống như tổ ong ở mỏ trên.

Hồng hạc có thể lặp lại quá trình này đến 4 lần/giây, lọc ra mọi thứ trong nước mà chúng khuấy lên bằng chân, chủ yếu là tảo và các loài giáp xác nhỏ. Những thức ăn này cũng là nguyên nhân khiến hồng hạc có màu hồng do chứa sắc tố carotenoid.

Sáu tố đỏ phổ biến trong tự nhiên và cũng là lí do cà chua, cà rốt có màu đỏ. Qua nhiều năm tháng, sắc tố này tích tụ trong cơ thể hồng hạc từ từ biến bộ lông vũ màu trắng hoặc xám của chúng thành màu đỏ hoặc hồng.

Khoảng 2 tháng sau khi trứng nở, trong khi chờ mỏ của chim non phát triển, chúng được bố mẹ cho ăn. Chất lỏng giàu chất béo và protein được tiết ra từ một tuyến đặc biệt lót ở toàn bộ phần trên của bộ máy tiêu hóa. Sự tiết sữa diều được tạo ra bởi prolactin, protein kích thích sản xuất sữa ở động vật có vú. Ở loài hồng hạc, cả chim cái và chim đực đều tiết ra chúng.

Về mặt thành phần dinh dưỡng, sữa hồng hạc khá giống sữa thật nhưng có một khác biệt lớn. Sữa hồng hạc chứa đầy tế bào máu đỏ và sắc tố nên có màu đỏ thẫm.

Tại sao hồng hạc đứng mãi bằng một chân mà không mỏi?

Cũng giống như ngựa luôn ngủ đứng hay dơi ngủ ở tư thế treo ngược, cơ thể hồng hạc tiến hóa tự "cố định" chân để giúp tiết kiệm được năng lượng.

Để lý giải cho chuyện này, các chuyên gia cho rằng điểm mấu chốt nằm ở bộ khớp chân đặc biệt của hồng hạc. Khi chân đặt đúng vị trí, các khớp chân gần như tự động cố định, bất kể ống chân dịch chuyển như thế nào. Ngay cả trên xác của hồng hạc, cơ chế này vẫn hoạt động như vậy.

"Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động cơ bắp khi đứng bằng một chân của loài hồng hạc thực sự thấp hơn so với khi đứng bằng hai chân", các chuyên gia nói.

Các nhà nghiên cứu ở Mỹ đã khám phá ra sự thật rằng chân của loài hồng hạc có kết cấu hỗ trợ tư thế một cách chuẩn xác và phù hợp để chân chúng được giữ thẳng cố định một cách yên vị. Hay nói cách khác, chúng gần như không tiêu tốn sức mạnh cơ bắp nhiều khi duy trì dáng đứng đó.

Điều này nghe có vẻ hơi khó hiểu vì thông thường, con người chúng ta sẽ nghĩ rằng đứng trên 1 chân thực sự khó và tốn sức hơn nhiều so với 2 chân. Nhưng thiên nhiên là vậy, luôn chứa đầy những điều bất ngờ và không thể đoán trước được.

MÙA CHIM HỒNG HẠC DI CƯ Ở KENYA

Kenya là một trong những điểm ngắm chim hồng hạc đẹp nhất trên thế giới. Thời gian tốt nhất để quan sát loài chim này và chiêm ngưỡng cảnh đẹp là từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 4. Thời gian này, hồng hạc đang bắt đầu di cư đến hồ Bogoria ở Thung lũng Rift. Hàng năm, loài chim tuyệt sắc này di chuyển qua lại giữa các hồ: Nakuru, hồ Naivasha và hồ Bogoria để tìm thức ăn.
Trong số đó, hồ Nakuru được mệnh danh là "thiên đường hồng hạc", bởi nguồn tảo phong phú và đa dạng rất hấp dẫn loài chim này. Theo thống kê, mỗi năm có hơn một triệu chú hồng hạc tập trung ở hồ, tổng lượng tảo tiêu thụ lên đến 500 tấn tảo mỗi ngày. Đặc biệt, phân hồng hạc và nhiệt độ lý tưởng của vùng nước đậm tính kiềm kết hợp trở thành môi trường thuận lợi cho sự phát triển sinh sôi của loài tảo
Vườn quốc gia hồ Nakuru được hình thành từ năm 1961, bao quanh hồ với mục đích bảo vệ cảnh quan và các động vật hoang dã sinh sống ở vùng.

 Clip nguồn youtube.

MỚI - NÓNG