Di dời trụ sở các bộ, ngành:

Cận cảnh trụ sở bộ, ngành có mới vẫn không 'nới' cũ

TPO - Việc di dời trụ sở bộ, ngành khỏi nội đô TP Hà Nội còn nhiều bất cập, khi các đơn vị dù có trụ sở mới nhưng vẫn khư khư "ôm" đất vàng trụ sở cũ. Theo Bộ Xây dựng có 9 bộ, ngành xây dựng trụ sở mới nhưng hiện chỉ có 1 bộ bàn giao lại trụ sở cũ.  
Cận cảnh trụ sở bộ, ngành có mới vẫn không 'nới' cũ ảnh 1
Dù đã chuyển và làm việc về trụ sở mới trên đường Tôn Thất Tuyết (Cầu Giấy, Hà Nội), nhưng Bộ Tài Nguyên và Môi Trường vẫn sử dụng trụ sở cũ trên đường Nguyễn Chí Thanh (Đống Đa, Hà Nội), chưa thực hiện việc bàn giao cho TP Hà Nội khai thác, sử dụng.
Trụ sở mới của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường cao 18 tầng và 1 tầng hầm, được thiết kế đảm bảo tiêu chuẩn làm việc cho 1.234 người. Công trình này được xây dựng trên diện tích trên 13.800m2. Tổng kinh phí của công trình là 372 tỷ đồng và đưa vào sử dụng năm 2011. 
Cận cảnh trụ sở bộ, ngành có mới vẫn không 'nới' cũ ảnh 2 Trụ sở mới của Bộ Khoa học và Công nghệ là một tòa nhà cao 13 tầng, được xây dựng trên khu đất có tổng diện tích 1,8ha. Dự án bắt đầu triển khai từ những năm 2000, đến cuối năm 2011 công trình này được hoàn thành và đưa vào sử dụng. Tổng số kinh phí đầu tư cho dự án khoảng 300 tỷ đồng. Tuy nhiên đến nay, Bộ Khoa học và Công nghệ vẫn chưa trả lại trụ sở cũ tại 39 Trần Hưng Đạo.
Cận cảnh trụ sở bộ, ngành có mới vẫn không 'nới' cũ ảnh 3 Trụ sở mới của Thanh Tra Chính Phủ nằm tại Lô D29, khu Đô thị mới Cầu giấy (Hà Nội) với tổng mức đầu tư 215 tỷ đồng. Trụ sở đã hoàn thành và đưa vào sử dụng từ tháng 12/2010. Tuy nhiên trụ sở cũ tại địa chỉ 220 Đội Cấn (Ba Đình, Hà Nội) chưa thực hiện việc bàn giao cho TP Hà Nội khai thác, sử dụng.
Trước đó, khu đất là trụ sở cũ của Thanh tra Chính phủ có diện tích khoảng 7.016,68m2 được duyệt xây dựng tổ hợp công trình hỗn hợp trong đó có cao ốc 17 tầng. Tuy nhiên, cử tri Hà Nội mong muốn xây dựng trường học thay vì cấp phép xây chung cư cao tầng.
Cận cảnh trụ sở bộ, ngành có mới vẫn không 'nới' cũ ảnh 4 Trụ sở cũ Bộ Ngoại Giao nằm ở vị trí "vàng" trên phố Tôn Thất Đảm (Ba Đình, Hà Nội) còn trụ sở mới được xây trên đường Lê Quang Đạo (Mỹ Đình, Hà Nội). Sau 10 năm thi công, trụ sở hơn 4.000 tỷ của Bộ Ngoại giao vẫn còn dang dở vì đội vốn. Mới đây, Bộ này phải xin cơ chế đặc thù để "giải cứu" trụ sở nghìn tỷ chậm tiến độ.
Cận cảnh trụ sở bộ, ngành có mới vẫn không 'nới' cũ ảnh 5 Trụ sở Viện kiểm sát Nhân dân tối cao tại phố Phạm Văn Bạch (Cầu Giấy, Hà Nội) được xây dựng 7.704 m2 với quy mô 29 tầng và 2 tầng hầm với tổng mức đầu tư 1.900 tỷ đồng. Trong khi đó, trụ sở cũ trên phố Lý Thường Kiệt đã được phá bỏ, quây tôn kín mít.   
Cận cảnh trụ sở bộ, ngành có mới vẫn không 'nới' cũ ảnh 6 Kiểm toán Nhà nước được "điểm danh" trong danh sách mà Bộ trưởng Phạm Hồng Hà nêu tên các bộ, ngành khư khư "ôm" đất vàng trụ sở cũ. Trụ sở cũ vẫn đang được sử dụng trên đường Trần Duy Hưng (Hà Nội) còn trụ sở mới đưa vào hoạt động từ đầu năm 2018.
Đây là công trình được đầu tư xây dựng mới, có quy mô 21 tầng nổi, 3 tầng hầm và 1 tầng kỹ thuật, xây dựng trên diện tích hơn 4.000 m2, trong đó diện tích xây dựng là 1.800m2, tổng diện tích sàn là 33.660m2 (không kể tầng hầm và tầng kỹ thuật).
Cận cảnh trụ sở bộ, ngành có mới vẫn không 'nới' cũ ảnh 7 Trong các bộ, ngành đã đầu tư xây dựng trụ sở mới đến nay chỉ có Bộ Nội vụ đã bàn giao lại trụ sở cũ cho cơ quan có thẩm quyền quản lý, Bộ Tài chính đã có quyết định thu hồi 4 cơ sở của Bộ Nội vụ để bố trí cho các cơ quan khác quản lý, sử dụng làm trụ sở làm việc. Trong ảnh: Trụ sở Bộ Nội vụ mới được khánh thành vào năm 2010 tại phố Tôn Thất Tuyết (Hà Nội). Tòa nhà làm việc gồm 17 tầng liền khối 2 tầng hội trường đa năng với các thiết bị hiện đại.

Như Tiền Phong thông tin trước đó, trả lời chất vấn của đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) liên quan đến việc di dời trụ sở các bộ, ngành ra khỏi nội đô Hà Nội còn nhiều bất cập, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà mới đây đã có văn bản cho biết, đến nay đã có 9 bộ, ngành, cơ quan Trung ương hoàn thành việc đầu tư xây dựng và chuyển về làm việc tại trụ sở mới bao gồm: Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Ngân hàng Nhà nước, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Tuy nhiên, trong các bộ, ngành đã đầu tư xây dựng trụ sở mới đến nay chỉ có Bộ Nội vụ đã bàn giao lại trụ sở cũ cho cơ quan có thẩm quyền quản lý. 

Cũng theo người đứng đầu Bộ Xây dựng, UBND TP Hà Nội đã bố trí quỹ đất tập trung tại khu vực Tây Hồ Tây, quận Tây Hồ (khoảng 20ha) và Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm (khoảng 55ha). Ngoài ra, thành phố đã giải quyết, bố trí quỹ đất di dời 7 cơ sở tiếp tục giữ lại làm trụ sở hoặc bàn giao cơ quan Trung ương quản lý; 2 cơ sở đã được chấp thuận chuyển đổi mục đích sử dụng đất để tạo nguồn vốn di dời và đầu tư xây dựng trụ sở mới (Trụ sở Thanh tra Chính phủ tại 220 Đội Cấn, quận Ba Đình; Trụ sở Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tại số 45 Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm).

MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.