Những điều bất ngờ 9X từ bỏ đại học top thế giới về nước học sư phạm

Phạm Việt Dũng (bên trái) nhận hoa chúc mừng của GS.TS Nguyễn Văn Minh, hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Hà Nội trong lễ tốt nghiệp
Phạm Việt Dũng (bên trái) nhận hoa chúc mừng của GS.TS Nguyễn Văn Minh, hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Hà Nội trong lễ tốt nghiệp
TPO - Đang là sinh viên năm cuối Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore, top 13 thế giới, top 2 châu Á theo QS 2020), Phạm Việt Dũng bỏ ngang, về nước ôn thi vào trường Đại học Sư phạm Hà Nội trong sự phản đối của gia đình.  

Sức bật của cậu học sinh từng đội sổ

Chia sẻ về mình, Phạm Việt Dũng cho biết vốn là dân ngoại tỉnh (quê gốc của Dũng ở Thái Bình), năm lớp 2, gia đình mới chuyển lên Hà Nội. Trong lớp học, Dũng là học sinh duy nhất không phải người Hà Nội nên luôn bị bắt nạt. Cũng chính vì vậy nên cậu tự ti về bản thân. Lên cấp 2, vào học lớp chọn, độ tự ti của Dũng càng tăng.

Bế tắc trong tâm lý, Dũng đã trở thành một học sinh khá nghịch ngợm, và thuộc diện đội sổ của lớp về thành tích học tập. Dũng còn nhớ, năm lớp 6 xếp thứ 53/53, năm lớp 7 xếp thứ 52/53. Nói chung theo nhìn nhận của thầy cô và các bạn trong lớp ngày đó thì Dũng thuộc top từ dưới lên của lớp.

Thế nhưng chỉ năm cuối cùng của bậc THPT, Dũng đã cho thấy sức bật đáng nể của mình. Thực tế, chính do sự thiếu tự tin vào bản thân mà đã khuất lấp những năng lực thực sự của Dũng.

Năm 2008, Dũng trúng tuyển ngành Điện - Điện tử của  trường Đại học (ĐH) Bách khoa Hà Nội với số điểm 27,5, trong đó môn Vật lý đạt 10. Học ở Bách khoa hai năm, Dũng luôn ấp ủ giấc mơ du học. Anh tự tìm hiểu chương trình tuyển sinh của ĐH  Công nghệ Nanyang (Singapore), trường top 2 châu Á và 13 thế giới (theo QS năm 2020). Vượt qua kỳ thi đầu vào khắc nghiệt và được học bổng hỗ trợ tài chính 80%, năm 2010 Dũng sang Singapore theo học ngành Vật lý và Vật lý ứng dụng.

Chỉ còn vài tháng nữa là tốt nghiệp trường ĐH danh tiếng này, Dũng đưa ra quyết định dừng học, xoay 360 độ trở về Việt Nam để thi vào trường ĐH sư phạm Hà Nội trước sự ngỡ ngàng đến giận dữ của gia đình.

Một đứa trẻ đặc biệt phát triển chậm hơn các bạn cùng trang lứa

Nói về quyết định này, Dũng cho biết có rất nhiều lý do. Từ khi còn nhỏ, Dũng vốn luôn được mọi người nhìn nhận là biết sống vì mọi người. Sang Singapore học, chàng trai ấy cũng tham gia nhiều hoạt động xã hội, nhiều hoạt động thiện nguyện. Cộng với đó là một câu hỏi luôn trăn trở trong đầu: Tại sao đất nước của họ lại phát triển hơn quê hương của mình? Tại sao từ một làng chài nhỏ bé lại có thể vươn lên mạnh mẽ như vậy. Chìa khóa mà Dũng tìm ra đó chính là giáo dục. Chỉ có giáo dục mới tác động đến số lượng lớn các đối tượng, và chỉ có giáo dục mới mang lại giá trị nhân văn cho con người.

Những điều bất ngờ 9X từ bỏ đại học top thế giới về nước học sư phạm ảnh 1 Phạm Việt Dũng trong lễ tốt nghiệp bên bố và ông bà

Sau nhiều cuộc đấu tranh tư tưởng đến mất ngủ, Dũng quyết định dừng học tập ở Singapore để về nước học và làm giáo dục. Quyết định được đưa ra khi chỉ còn một vài tháng là Dũng tốt nghiệp, có một công việc với mức lương khởi điểm 100 triệu đồng. Anh bảo mọi người có thể nói đó là suy nghĩ bồng bột của tuổi trẻ. Thực tế, nếu tiếp tục học và lấy bằng, Dũng phải làm việc ở Singapore thêm ít nhất hai năm theo chính sách học bổng. Anh không muốn mất thêm thời gian.

Anh quyết định ôn tập để thi vào ĐH Sư phạm Hà Nội, bộ máy cái đầu ngành giáo dục của cả nước, để xem mình học được gì, thấy được gì. Năm 2016, đăng ký dự thi khối A1 (Toán, Lý, Anh), Dũng đạt 24,5 điểm và trúng tuyển ngành Sư phạm Vật lý dạy bằng tiếng Anh.

Tuy vậy, về Việt Nam, Dũng vấp phải sự phản đối gay gắt từ gia đình. Hơn nửa năm, gần như ngày nào, anh cũng có những cuộc nói chuyện với bố mẹ về tương lai trong không khí căng thẳng. Nhưng rồi theo thời gian, mọi thứ cứ nguôi ngoai dần. "Dù đã mất hai năm ở trường Bách khoa, mình lại quyết định bỏ thêm bốn năm ở Singapore nữa. Sáu năm chưa có nổi một tấm bằng đại học, chưa có công việc ổn định, mình hiểu vì sao bố mẹ phản ứng", Dũng chia sẻ.

Dũng cũng thừa nhận, mọi sự lựa chọn đều có cái giá phải trả.  Với 6 năm học ở hai đại học trước đó, có thể là lãng phí, có thể là những bước đệm để có kết quả của ngày hôm nay, nhưng anh khẳng định so với bạn bè, anh là 1 đứa trẻ đặc biệt phát triển chậm. Anh chậm hơn các bạn khác 8 năm nhưng đó không phải là vấn đề lớn.

Quá trình trưởng thành của tư duy theo anh cũng cần có thời gian. 8 năm chậm hơn các bạn cho anh một cái nhìn nhân sinh quan hoàn toàn khác so với những gì trước đây anh hình dung. Nếu anh không đi du học, có thể anh sẽ vẫn chỉ chạy theo quán tính một đường ray cũ như bố mẹ đã vạch ra và có thể, không bao giờ tự tin vào chính bản thân mình.

Sau 4 năm học tại trường ĐH Sư phạm Hà Nội, với rất nhiều nỗ lực và cố gắng, Dũng đạt điểm tổng kết 3.94/4 (tương đương 9,26/10), trở thành thủ khoa Vật lý và Á khoa toàn trường. Với Dũng, những gì học được không thể hiện ở bảng điểm. Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho anh nhiều điều, đặc biệt là có cái nhìn tổng quan hơn về giáo dục Việt Nam.

Dù hôm nay mới nhận bằng tốt nghiệp, Dũng đã nhận được lời mời làm giáo viên từ nhiều trường. Tuy nhiên, anh đã quyết định làm chuyên gia phát triển chương trình và đào tạo giáo viên cho một hệ thống trường học có tiếng trong nước. Anh cho rằng công việc này sẽ tạo ra ảnh hưởng lớn hơn và có thể tạo đà để anh có những đóng góp thay đổi giáo dục Việt Nam trong tương lai và tiếp tục học sau đại học.

MỚI - NÓNG
Giá vé máy bay tiếp tục đắt đỏ?
Giá vé máy bay tiếp tục đắt đỏ?
TPO - “Giá vé sẽ tiếp tục ở mức đắt đỏ, dù có thể giảm nhẹ bởi nguồn cung hạ nhiệt trong mùa thấp điểm. Chi phí vận hành cao do giá dầu, nhân sự khiến giá vé máy bay khó giảm sâu" - ông John Grant - trưởng nhóm phân tích của công ty dữ liệu du lịch OAG - dự báo.