Thi THPT năm nay, khâu dễ 'tấn công' nhất là coi thi?

Thi THPT năm nay, khâu dễ 'tấn công' nhất là coi thi?
TPO - Không còn sự tham gia của giảng viên các trường ĐH vào coi thi; phần mềm chấm thi cũng đã được nâng cấp để hạn chế thấp nhất những sai sót. Trong khi phần lớn các trường ĐH top trên vẫn lấy kết quả để xét tuyển sinh. Chính vì vậy, một số chuyên gia cho rằng kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, khâu dễ “tổn thương” nhất chính là coi thi.

Hôm qua, gần 900.000 thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT 2020. Kỳ thi diễn ra với nỗi lo kép: thời tiết bất thường và dịch COVID-19 đang có xu hướng lan rộng tại các tỉnh thành.

Tuy nhiên, vấn đề đảm bảo kỳ thi an toàn, nghiêm túc, kỷ cương luôn được đặt ra. Nhất là sau vụ việc tiêu cực thi cử ở 3 tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Hà Giang năm 2018.

Theo ông Bùi Viết Toàn, Phó trưởng phòng Đào tạo, trường ĐH Hà Nội tích cực, quán triệt chống gian lận thi cử công nghệ cao nhưng cũng đừng quên công nghệ thấp.

Để chống gian lận thi cử công nghệ thấp hay công nghệ cao, ông Toàn cho rằng Hội đồng thi cần làm kĩ quy trình coi thi, tập huấn chi tiết cho giám thị, tập huấn các tình huống có thể xảy ra.
Đồng thời, hệ thống giám sát giám thị và thí sinh phải phát huy hiệu quả thông qua hoạt động giám sát liên tục các phòng thi, bảo đảm giãn cách giữa các thí sinh, kiểm tra kĩ vật dụng được mang vào phòng thi.

Mỗi phòng thi có khoảng 24 thí sinh, giám thị làm việc đúng vị trí của mình, dù các em gian lận như thế nào đi nữa cũng phát hiện được. Điểm lưu ý đặc biệt là năm nay thí sinh có thể phải đeo khẩu trang khi tham gia thi để phòng chống dịch COVID-19, vì vậy, giám thị coi thi cần nâng cao cảnh giác hơn.

"Cách ngăn ngừa khá hiệu quả là chất lượng đề thi, việc thí sinh viết tài liệu mang vào phòng thi do các câu hỏi chỉ ở mức nhớ, biết. Trong khi tập trung mức vận dụng, phân tích, so sánh và sáng tạo, phao chẳng giúp ích gì cho quá trình làm bài", ông Toàn chia sẻ.

Các lực lượng tham gia vào công tác coi thi gồm cán bộ coi thi và cán bộ giám sát phải thực hiện đầy đủ, nghiêm túc nhiệm vụ của mình. Các lực lượng thanh tra của Sở GD&ĐT và kiểm tra của các trường ĐH cũng sát sao công việc. “Cứ làm nghiêm chỉnh đúng Quy chế thì sẽ hạn chế tối đa các tình huống xấu”, ông Toàn khẳng định.

Ngoài ra, bằng kinh nghiệm của mình, ông Toàn cho biết hiện tượng vi phạm quy chế vẫn thường xảy ra đối với các môn thi đề đóng, môn phải học bài thuộc lòng. Do đó, để hạn chế, giám thị cần phổ biến kĩ nội quy thi và mức độ xử lý khi vi phạm để thí sinh biết và có "quyền lựa chọn". Bên cạnh đó, giám thị cần quan sát, kiểm soát được phòng thi, nhắc nhở khi thấy thí sinh có dấu hiệu muốn vi phạm.

Còn một chuyên gia về thi và tuyển sinh của một trường ĐH lớn tại Hà Nội cho rằng gian lận thi cử có thể xảy ra ở một trong khác khâu in sao đề thi, tổ chức thi, chấm thi.

Ở khâu in sao đề thi rất khó có khả năng làm lộ, lọt đề ra ngoài. Đối với khâu chấm thi, theo vị chuyên gia này, phần mềm chấm thi năm 2019 đã cơ bản khắc phục được những kẽ hở có thể gian lân thi cử. Muốn gian lận, phải có một hệ thống chỉ đạo và đạt đến trình độ công nghệ thông tin không thấp. Vì vậy, khâu dễ tấn công nhất chính là khâu coi thi.

Vị chuyên gia cho hay, khâu coi thi năm nay có 2 yếu tố là điều kiện thuận lợi để gian lận là coi thi trên sân nhà và dư luận đang tập trung sự chú ý vào dịch COVID-19. Tuy vậy, không thể lơ là hai khâu còn lại. Từ kinh nghiệm của mình, vị chuyên gia này cho hay, ở khâu chấm thi, cũng cần tập huấn thật kỹ cho đội ngũ cán bộ chấm.

Vì những năm trước, các trường ĐH vốn quen với công việc này, năm nay giao cho Sở GD&ĐT, nếu không tập huấn tới nơi tới chốn, thí sinh dễ bị thiệt. Bài học của Tây Ninh năm trước là lời nhắc nhở trong công tác tập huấn chấm thi năm nay.

MỚI - NÓNG
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến (bên phải) trao Quyết định cho bà Nguyễn Vũ Bích HIền.
Thành ủy Hà Nội trao quyết định về công tác cán bộ
TPO - Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội quyết định chuẩn y bà Nguyễn Vũ Bích Hiền (SN 1975), Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, tham gia Ban Thường vụ, giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng uỷ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, nhiệm kỳ 2020 - 2025.