Sáng 30/10, Triển lãm Nghệ do nhóm dự án Đà Nẵng tui phối hợp với Vườn ươm Doanh nghiệp Đà Nẵng (DNES) tổ chức chính thức được khai mạc.
Triển lãm lấy các làng nghề ở khu vực Quảng Nam - Đà Nẵng làm tâm điểm để sáng tạo và khắc họa với ý tưởng chủ đạo xuyên suốt hành trình khám phá làng nghề đó là: "Cái nghề đi với cái tâm thì thành cái nghệ".
Bốn làng nghề truyền thống gồm làng nước mắm Nam Ô (Đà Nẵng), làng rau Trà Quế, làng chiếu Bàn Thạch, làng gốm Thanh Hà (Quảng Nam) được khắc họa bằng nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau từ tranh màu nước, mô hình thu nhỏ, nghệ thuật uốn dây đồng... cho đến ứng dụng công nghệ thực tế tăng cường.
Các tác phẩm trưng bày tại triển lãm đều được các nghệ sĩ trẻ của nhóm dự án sáng tạo nên, qua quá trình sinh sống, trải nghiệm và tìm hiểu tại các làng nghề trong một thời gian dài.
Mỗi làng nghề sẽ được bố trí theo từng khu riêng để người xem có thể tự do trải nghiệm. Tại mỗi khu vực, các tình nguyện viên sẽ thuyết minh về lịch sử, văn hóa của mỗi làng nghề, đồng thời, giải đáp những thắc mắc của người xem.
Ngoài việc tham quan, người xem có thể tự mình trải nghiệm quy trình dệt chiếu tại khu vực trưng bày của làng chiếu Bàn Thạch.
Theo Nguyễn Ngọc Thiên Hiếu, Founder của dự án Đà Nẵng tui, Triển lãm Nghệ là thành quả ấp ủ gần 1 năm trời của gần 60 thành viên. "Mong muốn của chúng mình là muốn kể câu chuyện về văn hóa làng nghề Việt thông qua nghệ thuật, đặc biệt là các loại hình nghệ thuật hiện đại để khơi gợi niềm yêu thích, sự tìm tòi đối với giới trẻ", Hiếu nói.
Tất cả các tác phẩm triển lãm đều được sáng tạo, sắp đặt dựa trên nền tảng các yếu tố tâm linh truyền thống phương Đông như ngũ hành, nhị thập bát tú, âm dương, xuân - hạ - thu - đông...
Ngoài ra, tại khu vực triển lãm về làng nghề gốm, người xem có thể được trải nghiệm công nghệ thực tế tăng cường để chiêm ngưỡng các tác phẩm gốm sinh động, mỗi hoa văn trên gốm sẽ kể một câu chuyện về các sự tích văn hóa truyền thống của Việt Nam.
"Mỗi tác phẩm ở đây đều mất thời gian rất dài để hoàn thành, đặc biệt là những tác phẩm tỉ mĩ như mô hình thu nhỏ quy trình làm chiếu hay các tác phẩm ứng dụng công nghệ mới ở khu vực triển lãm làng nước mắm và làng gốm... Tất cả nhằm tạo cho người xem, đặc biệt là người trẻ góc nhìn mới độc đáo văn hóa làng nghề Việt, để thế hệ trẻ có thể hiểu, đồng cảm và góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống", Nguyễn Ngọc Thiên Hiếu cho hay.
Triển lãm dự kiến kéo dài từ 30/10 đến 1/11 tại địa chỉ 142 Yên Bái (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng).
Xem người trẻ Đà Nẵng kể chuyện làng nghề. Clip: Giang Thanh

Độc đáo Atlat môn Lịch sử của thầy giáo làngVới mong muốn đổi mới phương pháp học môn Lịch sử một cách gần gũi, sinh động, hấp dẫn học sinh, thầy giáo Phan Khánh Hội, SN 1986, giáo viên Trường THPT Cửa Tùng (huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) đã dành 3 năm nghiên cứu và thiết kế thành công cuốn Atlat Lịch sử 12 rất độc đáo.

Cùng người dân dọn hậu quả bão gây raĐà Nẵng ngổn ngang sau khi cơn bão số 9 đi qua. Hàng trăm ĐVTN ra quân, hình thành các “tổ phản ứng nhanh” cùng lực lượng chức năng hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả do bão gây ra.

Ứng dụng từ điển thuật ngữ sinh học của cô giáo vùng caoNhận thấy bộ môn sinh học có khối kiến thức rộng, nhiều thuật ngữ chuyên ngành “khó nhằn”, hai cô giáo Nguyễn Thị Sâm và Vũ Thị Hạt, Trường THPT số 2 Bảo Thắng (huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai) đã xây dựng ứng dụng “tra cứu thuật ngữ sinh học” để giúp các em học sinh tìm kiếm nhanh, chính xác các thông tin, khái niệm, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả học tập.

Cô giáo dân tộc 'gieo chữ' trên vùng đất khátCô giáo Lồ Thị Lan (SN 1990, dân tộc Bố Y) đã gần chục năm bám bản bám trường gieo chữ trên vùng cao còn nhiều gian khó mà "khát" chữ và "khát" nước luôn thường trực vây quanh. Cô Lan là một trong những giáo viên dân tộc thiểu số được tuyên dương trong chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô năm 2020".
Giang Thanh