Trung Quốc và Ấn Độ đối đầu nhau trong cuộc chiến ‘hồ trên núi’

Tàu tuần tra SPS của Ấn Độ
Tàu tuần tra SPS của Ấn Độ
TPO - Cách xa biển cả, một cuộc đối đầu hải quân quan trọng nhưng ít ai để ý bị bỏ qua đang được tiến hành trên nóc nhà thế giới. Khi Trung Quốc và Ấn Độ đối đầu trên biên giới trên dãy núi Himalaya hùng vĩ, một cuộc chạy đua vũ trang đang diễn ra tại Pangong Tso, một hồ trên núi cao. 

Biên giới tranh chấp Trung Quốc/Ấn Độ chia đôi Pangong Tso, với Trung Quốc kiểm soát khoảng hai phần ba vùng nước lợ, dài hơn 100km.

Trải dài theo Đường kiểm soát thực tế (LAC), biên giới lỏng lẻo giữa hai nước, tại hồ Pangong Tso diễn ra các cuộc đối đầu bằng tàu tuần tra theo mùa. Sau một hồi tạm dừng vào năm 2018, các cuộc đối đầu đã được nối lại vào năm 2019, khi quân đội Ấn Độ và Trung Quốc tham gia vào trận chiến chân tay trong và xung quanh hồ Pangong Tso. Tháng 5/2020, ngay sau khi tan băng mùa đông, các cuộc đối đầu lại diễn ra, lên đến đỉnh điểm vào tháng trước trong đợt bùng nổ bạo lực biên giới tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ. Sau cuộc ẩu đả chết người hồi tháng 6 ở Thung lũng Galwan gần đó, cả Trung Quốc lẫn Ấn Độ đều củng cố các cơ sở quân sự dọc biên giới, đưa quân tiếp viện tới. Trong số thiết bị mang lên biên giới núi non còn có cả tàu tuần tra.

Trung Quốc và Ấn Độ đối đầu nhau trong cuộc chiến ‘hồ trên núi’ ảnh 1  

Xung đột có khả năng sẽ tiếp tục, và khả năng một trận chiến hải quân ở độ cao 4.100m feet trên hồ đẹp như tranh vẽ này là một phần của kế hoạch lớn hơn, củng cố đòi hỏi chủ quyền với 5 hồ lớn trong khu vực. Là một nơi dễ dàng, gần như không gây ra hậu quả sau trận chiến, các hoạt động hải quân trên vùng nước cô lập có thể là công cụ để tạo ra một tiền lệ cho các hoạt động hải quân ở đây, theo nhận định của chuyên gia viết trên tạp chí Forbes.

Pangong Tso là một hồ muối dài và hẹp, đóng băng hàng năm, khi mùa đông đến bị quây quanh cao hơn 3m. Năm 1905, nhà địa chất học Ellsworth Huntington đã mô tả hồ này là “đẹp tuyệt vời, một dải lấp lánh của màu xanh trong suốt”, đẹp không thua, hay thậm chí là hơn cả những hồ nổi tiếng nhất của Ý hoặc Thụy Sĩ. Là bối cảnh cho Ba chàng ngốc, một bộ phim bom tấn điện ảnh Ấn Độ năm 2009, khu vực này đã thu hút sự chú ý của công chúng Ấn Độ, thúc đẩy du lịch và đầu tư.

Nhưng đường kiểm soát của khu vực biên giới tranh chấp chia đôi Pangong Tso. Những người lính Ấn Độ và Trung Quốc đối đầu nhau trên bờ hồ phía bắc, nơi có những rặng núi gồ ghề bên bờ hồ tuyệt đẹp với và những chiếc tàu tuần tra lao ầm ầm trong làn nước trong xanh.

Việc này gần như là thường lệ. Trong nhiều năm, các vùng xung quanh hồ là đối tượng để các tàu thực hiện thăm dò, xâm nhập biên giới và đối đầu bạo lực. Trên hồ, hai lực lượng hải quân thay nhau xâm nhập phần bên kia, dẫn đến đối đầu, các cuộc rượt đuổi tốc độ cao và thậm chí là đâm va tàu đối phương.

Năm 1999, khi Ấn Độ bận tâm với biên giới Pakistan, Trung Quốc đã xây dựng một đường ray cố định dọc theo hồ, và vào thời điểm đó, bắt đầu vận hành 22 tàu tuần tra vũ trang nhỏ trên hồ. Theo một bài báo ngày 8 tháng 9 năm 2009 của Financial Express, đây là những chiếc tàu nhỏ hơn có sức chứa từ năm đến bảy binh sĩ, vượt trội so với tàu Ấn Độ, chỉ có hai chiếc tàu tuần tra chậm hơn và lớn hơn. Sau đó, vào năm 2000, quân Trung Quốc tàu đâm vào các tàu tuần tra của Ấn Độ và vào tháng 4 năm 2013, trên 20 chiếc thuyền của Trung Quốc đã thực hiện một vụ thâm nhập 10km ở phía bên hồ của Ấn Độ.

Để đáp lại, Ấn Độ đã mua mười bảy tàu QRT (nhóm phản ứng nhanh) để thay thế các tàu cũ và vào cuối năm 2012, đã bắt đầu triển khai các tàu Tempest 35-SPC có khả năng chống đạn của Mỹ. Theo một bài báo ngày 3 tháng 10 năm 2012 trên Thời báo Kinh tế (Ấn Độ), Vào năm 2014, những chiếc QRT mới này, có tên gọi là Tampasas, đã giúp ngăn chặn đợt xâm nhập biên giới của Trung Quốc phối hợp các đơn vị trên bộ và trên hồ.

Cuộc chạy đua vũ trang trên hồ tiếp tục khi Trung Quốc triển khai các tàu tuần tra Type-928B to lớn hơn. Năm 2018, Trung Quốc tuyên bố triển khai radar giám sát và tàu tuần tra phi kim loại mới, với tốc độ tối đa 40 km/giờ và có thể chịu được va chạm với những tảng băng lớn. Các báo cáo gần đây cho thấy các tàu tuần tra Type-928D gần với tàu chiến hơn đã được đưa đến hồ.

Vào cuối năm 2019, một vụ ẩu đả trên đất liền lan xuống hồ. Ba thuyền của Ấn Độ và hai chiếc của Trung Quốc bị hư hại.

Vào tháng Năm năm nay, các nguồn tin Ấn Độ bắt đầu phàn nàn rằng người Trung Quốc đang tuần tra mạnh mẽ hơn và đưa nhiều tàu thuyền đến hồ. Vào cuối tháng 6, các báo cáo chỉ ra rằng người Trung Quốc đã xây dựng đường hầm, các boongke và một mặt tiền giống như bến du thuyền gần hồ. Hàng ngàn quân đã đổ vào khu vực.

Trong khi các cuộc đàm phán để xoa dịu cuộc đối đầu và để ngăn chặn các sự cố đang diễn ra, cuộc chạy đua vũ trang vẫn đang tiếp tục.

MỚI - NÓNG
Giá vé máy bay tiếp tục đắt đỏ?
Giá vé máy bay tiếp tục đắt đỏ?
TPO - “Giá vé sẽ tiếp tục ở mức đắt đỏ, dù có thể giảm nhẹ bởi nguồn cung hạ nhiệt trong mùa thấp điểm. Chi phí vận hành cao do giá dầu, nhân sự khiến giá vé máy bay khó giảm sâu" - ông John Grant - trưởng nhóm phân tích của công ty dữ liệu du lịch OAG - dự báo.