Vật thể bí ẩn ngư dân Indonesia tìm thấy là tàu gián điệp không người lái Trung Quốc?

Vật thể bí ẩn được ngư dân Indonesia tìm thấy ngày 2/12/2020.
Vật thể bí ẩn được ngư dân Indonesia tìm thấy ngày 2/12/2020.
TPO - Ngày 2/12/2020, ngư dân Indonesia bắt được một thứ bất thường - giống ngư lôi hoặc phương tiện dưới nước không người lái (UUV), vẫn hoạt động với đèn báo nhấp nháy. Họ đã chuyển cho chính quyền Indonesia. Các nhà phân tích quân sự đã nhanh chóng xác định thứ này là Sea Wing hay Haiyi, một UUV do Trung Quốc sản xuất, hải quân Trung Quốc vận hành. Nhưng câu chuyện có thể không đơn giản như vậy.

Hầu hết các UUV đều có màu vàng sáng hoặc màu cam để dễ thu hồi. Nhưng con tàu này có màu xám mờ, một dấu hiệu cho thấy chủ của nó không muốn con tàu bị phát hiện, theo nhận định trên tạp chí Forbes. Không ai lên tiếng nhận là chủ sở hữu thiết bị là một dấu hiệu nữa cho thấy rằng nó đang thực hiện một nhiệm vụ bí mật.

Các tình tiết vụ việc cũng tương tự câu chuyện về con tàu không người lái bí ẩn bị trôi dạt vào bờ biển Scotland năm ngoái. Tuy nhiên, có những khác biệt và thậm chí vụ việc mới này còn bí ẩn hơn.

 Tàu trong vụ ở Scotland là Wave Glider, được chế tạo bởi công ty con Liquid Robotics của hãng Boeing, có bề mặt giống ván lướt sóng. Đây là một loại tàu lượn dưới nước sóng không có chân vịt thông thường mà thay vào đó sử dụng động cơ phao. Tàu lượn dưới nước thường điều chỉnh độ nổi của nó bằng cách nén hoặc mở rộng “bàng quang” bên trong. Tốc độ trung bình thường chỉ là nửa hải lý/h, nhưng nó sử dụng ít năng lượng đến mức có thể vượt qua các đại dương trong một lần sạc pin.

Quân đội Mỹ đã mua hơn 150 chiếc cho chương trình cảm biến không gian chiến đấu ven biển. Người Trung Quốc học theo, tuy nhiên mãi đến năm 2011 mới đưa vào sử dụng tàu đầu tiên (Sea Wing), nhưng đã tiến bộ nhanh chóng. Sea Wing là một bản sao của mô hình Mỹ. Một số cơ quan tình báo cho rằng Trung Quốc đã nhắm vào công nghệ tàu lượn dưới nước của Mỹ trong các nỗ lực gián điệp.

Một bài báo khoa học cho thấy Trung Quốc đã rất tích cực trong lĩnh vực này, với sự phát triển của công nghệ không thấy trong các thiết kế của Mỹ. Petrel là một  tàu “lai” của Đại học Thiên Tân, sử dụng một chân vịt và một động cơ phao. Nó có thể thực hiện nhiệm vụ tầm xa, độ bền cao và sử dụng chân vịt để cơ động tầm ngắn nhanh chóng. Tàu Dragon có một pin nhiên liệu, không phải pin lithium, có thời gian thực hiện nhiệm vụ được tính bằng năm.

Một thiết kế khác của Đại học Thiên Tân có một "động cơ chênh lệch nhiệt độ", để chiết xuất năng lượng từ sự thay đổi nhiệt độ giữa nước biển ở các độ sâu khác nhau, vì vậy tàu lượn có thể di chuyển vô thời hạn. Hải quân PLA của Trung Quốc đã nhanh chóng sử dụng tàu lượn này.

Hạn chế lớn của tàu lượn dưới nước là nguồn điện hạn chế. Trong khi tàu lượn trên sóng có phần tử bề mặt với pin mặt trời cung cấp năng lượng liên tục, tàu lượn dưới nước phải sử dụng pin càng lâu càng tốt. Do đó, chúng thường mang các cảm biến xem xét nhiệt độ, độ mặn, độ axit, âm thanh xung quanh và độ đục của nước, hơn là sonar hình ảnh.

Vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng tàu lượn mà ngư dân bắt được đang tìm đường cho tàu ngầm Trung Quốc đi qua vùng biển Indonesia là không đúng. Tàu lượn có tốc độ thấp, không có khả năng đối phó với dòng chảy mạnh và thiếu các cảm biến tiên tiến khiến loại nhiệm vụ này khó có thể thực hiện được.

Còn quá sớm để đưa ra kết luận về nguồn gốc của nó. Tại Trung Quốc, ngư dân được thưởng vì thu hồi được ‘tàu ngầm gián điệp’ được cho là UUV của Mỹ; nhưng cũng giống như việc người Trung Quốc có thể sao chép thiết kế tàu lượn dưới nước của Mỹ, thì bất kỳ ai khác cũng có thể làm được.

Điều đáng nói là các nhà khoa học Indonesia đã vận hành tàu lượn Sea Wing ở kênh Maluku với sự hợp tác của các nhà nghiên cứu Trung Quốc trong năm 2018-2019. Và, trên thực tế, các nhà khoa học Indonesia tại Bandung đã chế tạo và thử nghiệm tàu lượn nghiên cứu GaneshBlue của riêng họ, được đưa vào hoạt động năm 2017. 

MỚI - NÓNG