Ngành sinh học điểm chuẩn thấp nhất là 14

Ngành sinh học điểm chuẩn thấp nhất là 14
TPO - Mấy năm trở lại đây, ngành sinh học điểm chuẩn thấp, chỉ từ 14 - 20 điểm nhưng rất khó tuyển sinh viên. Nhiều trường phải tuyển thêm nguyện vọng 2 (NV2).

Những trường đào tạo ngành sinh học gồm: Đại học (ĐH) Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc Gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TPHCM), ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Sư phạm 2, ĐH Cần Thơ...

Người học sẽ được trang bị kiến thức về các qui luật khác nhau của hệ thống sống và các kỹ năng tối thiểu để tìm hiểu hệ thống sống, có khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng này để tiếp cận, giải quyết những vấn đề liên quan đến sinh học. Ngành này gồm các chuyên ngành: sinh học động vật, sinh học thực vật, tài nguyên môi trường, vi sinh - sinh học phân tử và sinh hóa.

Chương trình cung cấp những kiến thức khoa học và các phương pháp nghiên cứu về một trong những lĩnh vực: sinh học phân tử và tế bào, sinh học cơ thể thực vật, động vật và người, sinh học quần thể, quần xã, hệ sinh thái và đa dạng sinh học.

Chương trình cũng trang bị những kỹ năng thực hành nghề nghiệp cần thiết như điều tra thu thập mẫu, định loại, phân tích và tổng hợp số liệu; giúp sinh viên khả năng tư duy sáng tạo, phương pháp tiếp cận khoa học để giải quyết vấn đề thực tiễn của ngành học.

Mục tiêu, kiến thức, kỹ năng

Điểm chuẩn Ngành sinh học ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) năm 2010: 17 điểm (Khối A) và 20 điểm (Khối B).

ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TPHCM): 16 điểm.

ĐH Sư phạm 2: 14 điểm.

ĐH Sư phạm Hà Nội: 16,5 điểm (khối A) và 16 điểm (Khối B).

ĐH Cần Thơ 14,5 điểm.

Trang bị cho sinh viên những kiến thức đại cương về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, những kiến thức cơ bản về sinh học, nguyên lý cơ bản và các quá trình sinh học ở mức độ khác nhau của khoa học sự sống (phân tử, tế bào, cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã); mối quan hệ của chúng với nhau và với môi trường ngoài; những kiến thức cơ sở của ngành và chuyên ngành.

Ngoài ra, sinh viên được trang bị phương pháp thu thập mẫu, đo đạc và tổng hợp, phân tích số liệu phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, kỹ năng thực hành; tiếp cận những trang thiết bị máy móc, phát triển tư duy nghiên cứu và làm việc độc lập; có khả năng ứng dụng sinh học vào giải quyết bài toán thực tế trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh tế, xã hội.

Ngoại ngữ

Khi tốt nghiệp, sinh viên có trình độ tiếng Anh đạt chuẩn IELTS ≥ 4.0 điểm hoặc tương đương.

Vị trí làm việc sautốt nghiệp

Sinh viên sau khi tốt nghiệp có đủ khả năng đảm nhận công việc phù hợp với chuyên môn tại bất kỳ nơi nào trong và ngoài nước; làm việc tại viện nghiên cứu, cơ quan quản lý, các bệnh viện, khu công nghiệp tập trung, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, cơ sở sản xuất và kinh doanh có sử dụng kiến thức sinh học.

Sinh viên tốt nghiệp có thể giảng dạy sinh học ở trường ĐH, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và trung học phổ thông; nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực về sinh thái và tài nguyên sinh vật, sinh học thực nghiệm, công nghệ sinh học ở các cơ quan nghiên cứu; làm việc ở các cơ quan quản lý và doanh nghiệp liên quan đến sinh học và môi trường.

Những ngành học đáng chú ý

> Điểm chuẩn ngành hệ thống thông tin kinh tế không cao
>Điểm chuẩn ngành khoa học vật liệu thấp

> Điểm chuẩn ngành hóa dược cao nhất là 23,5
> Học ngành Thủy văn dễ tìm việc làm
> Ngành công nghệ hạt nhân thiếu nhân lực trầm trọng
> Học ngành công nghệ thông tin dễ tìm việc
> Học ngành Dược nhanh giàu
> Bạn muốn thi ngành Tiếng Anh thương mại, hãy chú ý!
> Điểm chuẩn ngành Luật kinh doanh khá cao
> Ngành Kinh tế chính trị học, làm gì?
> Ngành Kế toán học, làm gì?
> Điểm chuẩn ngành kinh tế phát triển khá cao
> Ngành Tài chính- ngân hàng: Đầu vào ngất ngưởng
> Học ngành kế toán, ra trường làm gì?
> Học quản trị kinh doanh, ra trường làm CEO
> Ngành kinh tế đối ngoại học, làm gì?

Theo Viết
MỚI - NÓNG