Ít người biết rằng đây là những dấu hiệu của ung thư miệng
TPO - Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới năm 2018, ung thư khoang miệng tại Việt Nam xếp thứ 18 trong số các loại ung thư phổ biến với gần 1.900 ca mắc mới, trong đó tỉ lệ tử vong chiếm khoảng 50%.

Nhiều trẻ dưới 15 tuổi biến chứng nặng vì bệnh lây qua đường tình dục
Kỳ tích truyền 30 lít máu cứu sản phụ 'mười phần chết gần cả mười'
Hai bệnh nhân Nghệ An bị sốc khi chạy thận cấp cứu ra Hà Nội hiện ra sao?
Sản phụ mang thai đôi vỡ tử cung, mất con vì lý do này
Thu hồi kem bôi hỗ trợ điều trị thoái hóa đĩa đệm, viêm khớp
BSCK I Nguyễn Thanh Thái, Trưởng khoa Phẫu thuật Tạo hình hàm mặt, BV Việt Nam - Cu Ba, cơ chế gây ung thư khoang miệng (lưỡi, lợi, niêm mạc má, sàn miệng, môi...) chưa rõ ràng tuy nhiên theo thống kê của các Trung tâm kiểm soát dịch bệnh, 75% các trường hợp ung thư khoang miệng có liên quan đến hút thuốc lá, kể cả hút thuốc lá bị động (hít phải khói thuốc), kế đó là các trường hợp sử dụng quá nhiều rượu bia.
Ngoài ra những người hay ăn trầu, bị tổn thương mãn tính, người có tiền sử gia đình bị ung thư... cũng có nguy cơ mắc ung thư khoang miệng cao hơn những người khác. Đây là loại ung thư mắc nhiều hơn ở nam giới, tuổi càng cao, nguy cơ càng lớn.
So với nhiều loại ung thư khác, ung thư khoang miệng dễ chẩn đoán và cho tiên lượng điều trị rất tốt ở giai đoạn sớm, bệnh nhân có thể khỏi hoàn toàn sau phẫu thuật. Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân ung thư khoang miệng ở Việt Nam đến BV khi đã ở giai đoạn muộn khiến việc điều trị kém hiệu quả.
Ở giai đoạn muộn, tổn thương trong miệng có thể lan rộng gây những cơn đau kéo dài, mất chức năng của miệng như ăn uống, nói chuyện, bị biến dạng khuôn mặt do phẫu thuật cắt u, thậm chí tử vong.
Ngoài ra những người hay ăn trầu, bị tổn thương mãn tính, người có tiền sử gia đình bị ung thư... cũng có nguy cơ mắc ung thư khoang miệng cao hơn những người khác. Đây là loại ung thư mắc nhiều hơn ở nam giới, tuổi càng cao, nguy cơ càng lớn.
So với nhiều loại ung thư khác, ung thư khoang miệng dễ chẩn đoán và cho tiên lượng điều trị rất tốt ở giai đoạn sớm, bệnh nhân có thể khỏi hoàn toàn sau phẫu thuật. Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân ung thư khoang miệng ở Việt Nam đến BV khi đã ở giai đoạn muộn khiến việc điều trị kém hiệu quả.
Ở giai đoạn muộn, tổn thương trong miệng có thể lan rộng gây những cơn đau kéo dài, mất chức năng của miệng như ăn uống, nói chuyện, bị biến dạng khuôn mặt do phẫu thuật cắt u, thậm chí tử vong.

Hôi miệng: Theo Reader's Digest, khi một khối u ung thư miệng bị vỡ ra và hình thành vết loét, vi khuẩn có thể lây nhiễm vào vết loét. Điều này gây ra mùi hôi thối, không giống như hơi thở buổi sáng thông thường của bạn sẽ biến mất khi bạn đánh răng. Ngoài ra, hơi thở hôi kèm theo đau trong miệng, khó nuốt cũng là dấu hiệu đáng báo động của bệnh ung thư miệng.
Đau tai: Nhiễm trùng tai không phổ biến đối với người lớn và chúng thường ảnh hưởng đến cả hai bên. Nếu bạn bị đau dai dẳng chỉ ở một bên tai, hãy đi khám bác sĩ. Ngay cả khi nguyên nhân không phải do ung thư miệng, bác sĩ cũng có thể cần điều trị đau tai là do bơi lội hoặc nhiễm trùng tai.
Sụt cân đột ngột: Khi bị đau lưỡi hay đau miệng do ung thư miệng, bạn thường khó nhai và nuốt đau. Điều đó khiến bạn mất cảm giác ăn ngon, từ đó sẽ ăn ít hơn để tránh cơn đau và cân nặng của bạn cũng tự động giảm đi. Sụt cân đột ngột cũng có thể là do một khối u đã lan đến gan hoặc các khu vực khác. Khi ung thư tiến triển và bắt đầu sử dụng nhiều calo hơn, bạn sẽ thấy giảm cân ngay cả khi không thay đổi thói quen ăn uống.

Răng lung lay: Một khối u trên nướu có thể ảnh hưởng đến khu vực xung quanh, khiến một hoặc hai răng gần đó bị lung lay. Nếu bạn thấy rụng một hoặc nhiều chiếc răng không rõ nguyên nhân, lỗ chân răng hở, khó liền, đó cũng là dấu hiệu đáng báo động của bệnh ung thư miệng.
Khàn tiếng: Nếu bạn đột nhiên bị khàn giọng, khó nói chuyện trong 2 tuần trở lên, đó có thể là dấu hiệu cho thấy ung thư miệng khiến việc sử dụng lưỡi khó khăn. Một số người có thể gặp phải sự thay đổi như mất giọng, không thể nói to được.
Đau hàm: Ung thư miệng có thể làm tổn thương hàm khi bạn mở miệng. Hãy đến gặp bác sĩ nếu cơn đau không thuyên giảm trong vòng hai tuần.
Nổi cục u ở cổ: Các cục u xuất hiện ở cổ không rõ nguyên nhân cũng có thể là một dấu hiệu của bệnh ung thư miệng. Đặc biệt, nếu cục u không biến mất và gây ra cảm giác khó chịu ở cổ họng, bạn nên chủ động đi khám càng sớm càng tốt.
Cùng chuyên mục

Ổ dịch Kim Thành chiếm 50% số ca mắc COVID-19 mới công bố tại Hải Dương

Bạc Liêu có ca nghi mắc COVID-19, Cà Mau, Sóc Trăng họp khẩn

Cuộc tình mặn nồng của cô chủ với trai làm thuê và cái kết chẳng ai ngờ

Đà Nẵng 'góp' hơn 500 đơn vị máu hỗ trợ công tác điều trị ở miền Bắc

Trung tâm Y khoa chuyên sâu quốc tế Bernard đi vào hoạt động tại TPHCM

Tây Nguyên nới lỏng biện pháp phòng chống dịch, nhưng vẫn dừng lễ hội

Người đàn ông đến Bạc Liêu xin việc nghi dương tính với SARS-CoV-2

Vắc-xin Covivac của Việt Nam có giá không quá 60.000 đồng/liều