Cuộc chiến quyết liệt vì ghế chánh án Mỹ

Trong cuộc vận động cử tri tối 19/9, ông Trump hứa sẽ tìm một phụ nữ thay thế bà Ginsburg. Ảnh: NYT
Trong cuộc vận động cử tri tối 19/9, ông Trump hứa sẽ tìm một phụ nữ thay thế bà Ginsburg. Ảnh: NYT
TP - Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết tâm đề cử người thay thế Chánh án Tòa án tối cao Ruth Bader Ginsburg trước cuộc bầu cử vào đầu tháng 11 đã đưa các nghị sĩ Mỹ vào lộ trình đối đầu, trong lúc quốc hội đang phải giải quyết nhiều vấn đề lớn.

Khi bắt đầu họp trở lại vào ngày 21/9, Quốc hội Mỹ sẽ phải xử lý nhiều vấn đề, trong đó có dự thảo ngân sách để giữ cho chính phủ tiếp tục hoạt động sau tuần tới và một gói giải cứu COVID-19 nhằm hỗ trợ hàng triệu người Mỹ thất nghiệp vì đại dịch.

Không nản lòng trước tình thế đó, ông Trump chuẩn bị công bố đề cử vào sáng 22/9 với hy vọng gây sức ép để Thượng viện chấp thuận lựa chọn của ông trước khi cử tri quyết định có để ông làm tiếp nhiệm kỳ hai hay không.

Những diễn biến chính trị căng thẳng tiếp tục diễn ra khi cả nước Mỹ tưởng nhớ bà Ginsburg, một biểu tượng đấu tranh cho nữ quyền và một người hùng của phe cánh tả. Bà qua đời ở tuổi 87 vào tối 18/9.

Ứng viên Joe Biden lên án việc ông Trump quyết đề cử người thay thế và kêu gọi nhóm thượng nghị sĩ Cộng hoà ôn hoà ngăn chặn tổng thống đưa ra quyết định bổ nhiệm để đời đó nhằm thay đổi cân bằng quyền lực ở toà án cấp cao nhất mà không chờ xem kết quả cuộc bầu cử tổng thống sắp tới ra sao.

“Vội vã với đề cử này thông qua thượng viện chỉ là màn thể hiện quyền lực chính trị thô thiển. Tôi không tin người dân đất nước này sẽ ủng hộ. Tổng thống Trump đã nói rõ đây chỉ là quyền lực, đơn thuần và đơn giản”, Reuters dẫn lời ông Biden nói trong bài phát biểu ở Philadelphia. Ông Biden nói rằng nếu ông Trump thắng trong cuộc bầu cử tới, thượng viện nên cân nhắc lựa chọn của ông ấy. “Nhưng nếu tôi thắng cử, đề cử của Tổng thống Trump nên được rút lại”, ông Biden nói. Ông hứa nếu thắng cử, ông sẽ bổ nhiệm phụ nữ Mỹ gốc Phi đầu tiên làm chánh án toà án tối cao.

Tính toán của ông Trump

Chánh án mới sẽ là người có ảnh hưởng to lớn đến nhiều lĩnh vực trong đời sống của người Mỹ, từ bầu cử đến quyền của giới, quy định về môi trường đến các vấn đề lớn của doanh nghiệp. Tòa án cũng sẽ trở thành một cái gai nếu ứng viên của đảng Dân chủ trở thành tổng thống. Một cuộc thăm dò ý kiến cho thấy dư luận Mỹ đồng ý với ông Biden và phản đối kế hoạch của ông Trump khi vội vàng tìm người thay. Khảo sát do hãng Reuters và Ipsos tiến hành sau khi bà Ginsburg qua đời cho thấy 62% người trả lời cho rằng chiếc ghế trống này nên do người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống quyết định.

Một lý do mà ông Trump có thể nghĩ khác là khả năng ông sẽ không tái đắc cử. Ông Biden liên tục dẫn đầu trong các cuộc thăm dò tiến hành trong những tháng gần đây. Khảo sát mới do NBC News Wall Street Journal công bố ngày 20/9 cho thấy gương mặt của đảng Dân chủ được 51% ủng hộ, trong khi ông Trump được 43%, cơ bản không thay đổi từ trước khi hai đảng tổ chức đại hội để đề cử ứng viên chính thức. Việc ông Trump tập trung vào các vấn đề pháp luật và trật tự trong những tuần gần đây không thay đổi được tỷ lệ khảo sát, khi cứ 10 người thì có 9 người được khảo sát nói rằng họ đã có quyết định chắc chắn.

Nhà Trắng hy vọng cuộc chiến ở tòa án tối cao sẽ làm nên khác biệt, bằng cách khiến những cử tri quan tâm đến toà án, đặc biệt là những người phản đối phá thai hợp pháp, có lý do thay đổi quyết định để ủng hộ ông Trump, bất chấp lo ngại về cách ông xử lý đại dịch COVID-19, tình trạng nền kinh tế và những vấn đề khác.

“Ông Trump cần một sự kiện đột phá để thay đổi tình thế vốn đang nghiêng về ông Biden. Cho đến nay, cuộc bầu cử vẫn chủ yếu tập trung vào tác động của virus corona lên sức khỏe cộng đồng và nền kinh tế, và chừng nào tâm điểm chú ý này vẫn duy trì thì còn bất lợi cho ông Trump”, ông Douglas B. Sosnik, cựu giám đốc chính trị của Tổng thống Bill Clinton trong chiến dịch tái tranh cử năm 1996, nói với New York Times.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.