Không có lựa chọn nào dễ dàng cho Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại

Biện pháp trả đũa nào của Trung Quốc cũng tiềm tàng những tổn thương cho chính mình. Ảnh minh họa.
Biện pháp trả đũa nào của Trung Quốc cũng tiềm tàng những tổn thương cho chính mình. Ảnh minh họa.
TPO - Trung Quốc đang hết sự lựa chọn để phản đòn lại Mỹ mà không làm tổn thương tới các lợi ích của chính mình khi Washington đang gia tăng  sức ép đối với Bắc Kinh nhằm san bằng thâm hụt thương mại, thách thức đối với mô hình kinh tế do nhà nước đứng đầu của Trung Quốc.

Tuần trước, Trung Quốc cho biết, họ sẽ áp đặt mức thuế quan cao hơn với hầu hết các mặt hàng nhập khẩu của Mỹ với tổng giá trị 60 tỷ USD. Con số này thấp hơn nhiều so với mức thuế quan mà Washington sẽ áp đặt với 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc.

Không những thế, Washington cũng làm nóng các “mặt trận” khác, từ việc nhằm vào các công ty công nghệ của Trung Quốc như Huawei và ZTE đến việc đưa cac tàu khu trục của mình tới eo biển Đài Loan.

Khi các sức ép ngày càng gia tăng, các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng bị ép nhanh chóng đạt được một thỏa thuận với Mỹ nhằm tránh một cuộc chiến thương mại có nguy cơ làm đình trệ sự phát triển nền kinh tế dài hạn của Trung Quốc.

Chấp nhận yêu cầu của Mỹ nhằm chấm dứt trợ cấp và giảm thuế cho các công ty nhà nước và các thành phần kinh tế chiến lược cũng sẽ làm đảo ngược mô hình kinh tế do nhà nước đứng đầu của Trung Quốc.

Một người làm chính sách  giấu tên của Trung Quốc cho biết: “Chúng tôi vẫn còn nhiều vũ khí nhưng có thể chúng tôi sẽ không sử dụng hết tất cả. Mục đích của chúng tôi là đạt được một thỏa thuận có thể chấp nhận được cho các hai bên”.

Theo một số nhà quan sát, các lựa chọn trả đũa sẵn có của Trung Quốc, không lựa chọn nào không có các nguy cơ tiềm ẩn.

Hạn chế hàng nhập khẩu của Mỹ

Kể từ tháng 7 năm ngoái, Trung Quốc đã áp đặt mức thuế trả đũa 25% đối với 110 tỷ USD hàng hóa Mỹ. Theo dữ liệu thương mại từ Mỹ năm 2018, Trung Quốc chỉ còn có thể áp thuế với khoảng 10 tỷ USD hàng hóa của Mỹ như dầu thô và các máy bay cỡ lớn để trả đũa với thuế quan của Mỹ trong tương lai.

Ngược lại, Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đe dọa sẽ tiếp tục áp thuế đối với 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc.

Chỉ còn duy nhất các mặt hàng mà Bắc Kinh có thể áp thuế là các mặt hàng nhập khẩu từ các ngành dịch vụ của Mỹ. Thặng dư thương mại về các dịch vụ của Mỹ với Trung Quốc là 40,5 tỷ USD vào năm 2018.

Tuy nhiên, một cố vấn cao cấp của Mỹ McLarty Associates cho biết, Trung Quốc không còn nhiều đòn bẩy để đối chọi với Mỹ do phần lớn các thặng dư thương mại là lĩnh vực du lịch, giáo dục và các lĩnh vực chính quyền Trung Quốc còn khó khăn hơn nhiều trong việc cắt giảm nữa.

Đại diện thương mại hàng đầu của Mỹ tại đại sứ quán ở Bắc Kinh cho biết, Trung Quốc có vẻ như muốn tăng thêm các rào cản phi thuế quan với hàng hóa Mỹ, chẳng hạn như việc trì hoãn việc phê chuẩn đối với các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ tới tháng 8.

Làm tổn thương các công ty Mỹ

Các nhà phân tích thương mại cho biết, Trung Quốc có thể sẽ trao thưởng cho các công ty toàn cầu để thay thế cho các công ty Mỹ, chẳng hạn như sẽ mua máy bay Airbus của châu Âu, thay vì Boeing của Mỹ.

Tuy nhiên, hành động này sẽ có một rủi ro đáng kể đối với Trung Quốc khi đưa ra các đòn trả đũa từ hàng rào phi thuế quan đối với các công ty Mỹ bởi vì làm như thế sẽ vô hình chung thừ nhận một sân chơi không bình đẳng tại Trung Quốc và khuyến khích một số công ty chuyển đầu tư của mình ra ngoài Trung Quốc.

Thực tế, ông Trump đã kêu gọi các công ty Mỹ chuyển việc sản xuất của mình trở lại Mỹ.

Sau các cuộc đàm phán thương mại gặp nhiều trở ngại hồi tuần trước và dẫn tới việc hai bên đều đưa ra các mức thuế quan mới, báo chí Trung Quốc đã nhanh chóng phát động một cuộc chiến tranh nhân dân, kêu gọi lòng yêu nước và tuyên bố rằng, Trung Quốc sẽ không dễ dàng bị bắt nạt.

Thế nhưng, các nhà phân tích cho biết, ít nhất là trong thời điểm này Bắc Kinh đang có gắng giữ cho cuộc chiến thương mại không lây lan sang các vấn đề chính trị lớn hơn.

Làm mất giá đồng nhân dân tệ

Đồng nhân dân tệ yếu hơn có thể giảm thiểu tác động đối với hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc trước mức thuế quan của Mỹ tăng cao, nhưng các chuyên gia phân tích cho rằng, bất kỳ sự mất giá đồng nhân dân tệ nào cũng có thể thúc đẩy việc bốc hơi vốn.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nhiều lần cho biết rằng, họ sẽ không chọn việc làm mất giá đồng nhân dân tệ để thúc đẩy xuất khẩu và ngân hàng trung ương Trung Quốc cho biết, họ sẽ không dùng tiền tệ như một công cụ để đối phó với các xung đột thương mại.

Thực tế, tính đến tháng này, đồng nhân dân tệ đã mất điểm 2 phần trăm so với đồng đô la khi các căng thẳng thương mại gia tăng. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng, sự mất giá đồng nhân dân tệ có thể sẽ bị điều khiển bởi thị trường.

Làm mất giá trái phiếu của Mỹ

Các nhà đầu tư đang lo ngại rằng, Trung Quốc, chủ nợ lớn nhất của Mỹ, có thể làm mất giá trái phiếu kho bạc và đẩy chi phí cho vay lên cao nhằm trừng phạt chính quyền của ông Trump.

Tuy nhiên, phần lớn các nhà phân tích đều cho rằng, nếu Trung Quốc thực hiện hành động như vậy thì chẳng khác nào “gậy ông đập lưng ông”, có nghĩa là sẽ làm tăng nguy cơ mất giá trái phiếu của chính mình.

Theo số liệu mới đây nhất của Mỹ, ngân khố khổng lồ của Trung Quốc đang nắm giữ 1.131 ngàn tỷ USD  tính đến tháng 2 vừa qua.

Lách luật Mỹ

Cú sốc ngắn hạn đối với nền kinh tế Trung Quốc trước việc Mỹ áp đặt mức thuế quan cao hơn có thể sẽ gia tăng các biện pháp về chính sách khiến nhu cầu nội địa tăng lên.

Các nhà xuất khẩu Trung Quốc đang đa dạng hóa doanh thu từ nước ngoài, một phần được hỗ trợ bởi sáng kiến “Vành đai, con đường” của Trung Quốc.

Để đáp nhu cầu về nguyên liệu thô, Trung Quốc cũng đang tìm kiếm các nhà cung cấp ở nước ngoài thay thế. 

Trung Quốc đã từng là nước nhập khẩu đậu tương Mỹ nhiều nhất và việc nhập khẩu đậu tương đã tạm dừng lại sau khi Bắc Kinh áp thuế 25% đối với các lô hàng nhập khẩu của Mỹ hồi năm ngoái. Bắc Kinh đã nhập đậu tương từ Brazil, thay cho đậu tương của Mỹ.

Theo Reuters
MỚI - NÓNG