Nga – Trung thúc đẩy ngoại giao vắc-xin ở sân sau của Mỹ

0:00 / 0:00
0:00
Người dân Mexico xếp hàng xét nghiệm COVID-19. (Ảnh: LA Times)
Người dân Mexico xếp hàng xét nghiệm COVID-19. (Ảnh: LA Times)
TPO - Trong mấy tuần qua, nhiều quốc gia ở khu vực Mỹ Latin đã nhận được lô vắc-xin COVID-19 đầu tiên, không phải từ cường quốc khu vực hay các tập đoàn dược phẩm phương Tây mà từ Trung Quốc, Nga hoặc Ấn Độ. 

Khu vực Bắc, Trung và Nam Mỹ đều đang bị đại dịch COVID-19 tàn phán nặng nề và ghi nhận số ca tử vong lớn nhất thế giới. Ngoài Mỹ, rất ít quốc gia có đủ năng lực sản xuất vắc-xin quy mô lớn, và hầu hết đều thiếu nguồn lực để nhập khẩu. Điều đó dẫn đến tình trạng các nước Mỹ Latin vội vã tranh giành bất kỳ nguồn cung cấp nào sẵn có. 

Mới chỉ có các nước Mỹ, Chile, Barbados, Canada, Brazil, Argentina, Mexico, Costa Rica và Panama có thể cung cấp mũi tiêm đầu tiên cho ít nhất 1% dân số của họ. 

Tổng thống Mexico Andrés Manuel López Obrador chỉ trích việc các nước giàu có tích trữ vắc-xin. Trong cuộc gặp trực tuyến hôm 1/3, ông Obrador đề nghị Tổng thống Mỹ Joe Biden chia sẻ một phần nguồn cung vắc-xin của Mỹ cho Mexcio. 

Trước cuộc gặp này, thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki nói rằng câu trả lời sẽ là “không”, ít nhất cho đến khi tất cả người Mỹ được tiêm xong.

Canada đã mua được số liều vắc-xin so với dân số cao hơn bất kỳ quốc gia nào, nhưng phải vật lộn để có được vì năng lực sản xuất hạn chế. Canada cũng nhận được câu trả lời tương tự từ Washington. 

Trong bối cảnh đó, những cường quốc khác đã bắt đầu đưa vắc-xin đến châu Mỹ. Ít nhất 10 nước Mỹ Latin đã hoặc sẽ sớm nhận được vắc-xin Sputnik V của Nga, trong khi khoảng 10 quốc gia khác sắp nhận được vắc-xin Sinovac hoặc Sinopharm của Trung Quốc. 

Argentina là một trong những nước đầu tiên ở khu vực triển khai tiêm chủng, sử dụng Sputnik V, còn Chile đang leo lên vị trí hàng đầu trong biểu đồ tiêm chủng nhờ vắc-xin của Pfizer và Sinovac.

Trong khi đó, hầu hết vắc-xin đến được vùng Caribbea đều từ Ấn Độ. New Delhi trở thành một quốc gia phân phối vắc-xin toàn cầu do năng lực sản xuất cao. Ấn Độ đã tặng vắc-xin AstraZeneca mà họ hợp tác với ĐH Oxford để sản xuất cho nhiều nước, trong đó có Barbados và Dominica.

Israel cũng đang tham gia vào “ngoại giao vắc-xin” với quy mô nhỏ, khi gửi cho Guatemala và Honduras mỗi nước 5.000 liều. Trong khi đó, Cuba đang chờ đợi vắc-xin nội địa. 

Bolivia đàm phán mua 5,2 triệu liều vắc-xin Sputnik V từ tháng 12 vừa qua. Chính phủ nước này cũng đàm phán với các hãng dược phương Tây, nhưng nhận được câu trả lời rằng “các nước đang phát triển như chúng tôi phải chờ đến tháng 6”, Bộ trưởng Thương mại Benjamin Blanco nói với Reuters. 

Dù bà Psaki tháng trước nói rằng Nga và Trung Quốc có thể dùng vắc-xin để gây ảnh hưởng ở nước khác, nhưng chính hãng Pfizer bị cáo buộc đang chèn ép các nước Mỹ Latin trong các cuộc đàm phán. 

Vắc-xin từ Nga và Trung Quốc thường được các chính trị gia và báo chí Mỹ Latin quan tâm nhiệt liệt, dù số lượng họ nhận được vẫn nhỏ. 

Đến nay Nga với cung cấp cho Bolivia 20.000 liều và Paraguay 4.000 liều, chỉ đủ cho khoảng 1% dân số. Cả Nga và Trung Quốc đều gặp vấn đề về năng lực sản xuất để bảo đảm vắc-xin cho dân của họ. 

Tuy nhiên, các thoả thuận sản xuất vắc-xin Sinovac và Sputnik ở Brazil và Sputnik ở Argentina có thể tăng đáng kể nguồn cung. Điều quan trọng nhất là những vắc-xin này không đòi hỏi nhiệt độ bảo quản siêu lạnh, dù vẫn còn nhiều câu hỏi về hiệu quả, đặc biệt là các vắc-xin Trung Quốc. Một thí nghiệm ở Brazil tìm ra rằng vắc-xin Sinovac chỉ có hiệu quả 50,4% trong ngăn ngừa các triệu chứng COVID-19, dù có hiệu quả cao hơn trong các trường hợp nặng. 

Đến mùa hè năm nay, Mỹ và các nước giàu có thể sẽ sẵn sàng chia sẻ nguồn cung vắc-xin cho bên ngoài, từ đó thay đổi đáng kể bức tranh ngoại giao vắc-xin.

Sáng kiến vắc-xin toàn cầu COVAX của WHO sẽ bắt đầu đẩy mạnh sản xuất từ tháng này, dự kiến sẽ sớm vượt Nga và Trung Quốc để trở thành nguồn cung vắc-xin lớn nhất cho nhiều quốc gia. 

Giới quan sát cho rằng Nga và Trung Quốc có thể đã giành được thiện chí và ảnh hưởng lâu dài ở khu vực khi chìa tay ra vào thời điểm vắc-xin khan hiếm nhất.

Theo Theo AP
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.