Người Italy thấy ngột ngạt vì Covid-19 hơn cả chiến tranh

Các nhân viên ở Bergamo, Italy, vận chuyển quan tải của một bệnh nhân Covid-19 ngày 16/3. (Ảnh: globalsistersreport)
Các nhân viên ở Bergamo, Italy, vận chuyển quan tải của một bệnh nhân Covid-19 ngày 16/3. (Ảnh: globalsistersreport)
TPO - Một số bệnh nhân chưa đến mức phải chăm sóc tích cực cảm thấy như đang bị cầm tù trong các phòng bệnh quá tải. Một cựu bác sĩ quân y nói rằng ông cảm thấy tình hình hiện giờ tệ hơn cả chiến tranh Kosovo năm 1999...

Covid-19 xuất hiện lần đầu tiên ở Italy vào tháng 1, nhưng đến tháng 2 mới bùng phát từ thị trấn nhỏ Codogno, cách thủ đô tài chính Milan khoảng 60km về phía đông nam. Một số chuyên gia y tế tin rằng mầm bệnh du nhập nước này từ người đến hoặc trở về từ Đức.

Rome nhanh chóng quyết định cô lập vùng miền bắc đất nước, đóng cửa 10 thành phố ở vùng Lombardy và một thành phố ở vùng Veneto. Nhưng điều đó không chặn được virus. Chỉ trong vòng 1 tuần, 888 người được xác định dương tính và 21 người thiệt mạng. Số ca nhiễm tăng theo cấp số nhân. Những thị trấn nhỏ bị tấn công trước, gây áp lực lớn lên các bệnh viện địa phương. 

Từ tuần trước, Italy đã cô lập cả nước. Các trường học, văn phòng và dịch vụ đều dừng hoạt động. Tất cả mọi người nếu không có lý do cấp bách đều phải ở yên trong nhà. 

Giới chức Italy đặc biệt lo ngại về nguy cơ Covid-19 tràn xuống phía nam khi khu vực này có hệ thống chăm sóc y tế yếu hơn miền bắc. 

Các bệnh viện tư nhân thường dành cho bệnh trả tiền. Nhưng giờ chính phủ yêu cầu họ điều trị miễn phí cho những người nhiễm Covid-19. 

Gần như tất cả phòng bệnh ở vùng Lombardy đều đã được nâng cấp thành nơi điều trị tích cực, ông Giacomo Grasselli, trưởng khoa chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện Policlinico ở Milan và là người điều phối tất cả các khoa chăm sóc đặc biệt trên khắp vùng Lombardy cho biết. 

Các y bác sĩ và nhân viên bệnh viện thường xuyên phải làm việc quá giờ. Nhiều người phải làm thay cho đồng nghiệp nhiễm bệnh. Bệnh nhân phải chuyện viện trên khắp vùng. 

Theo ông Grasselli, số lượng y tá chăm mỗi bệnh nhân trong mỗi phòng chăm sóc tích cực thường là 1 hoặc 2. Nhưng giờ mỗi y tá phải chăm 4-5 bệnh nhân. 

Tình trạng cách ly hàng loạt ở Italy gây căng thẳng tâm lý cho nhiều người. Nhiều gia đình không được lên xe cấp cứu cùng người thân. Bệnh viện đóng cửa với bất kỳ ai không phải bác sĩ hoặc bệnh nhân. 

Một số bệnh nhân chưa đến mức phải chăm sóc tích cực cảm thấy như đang bị cầm tù trong các phòng bệnh quá tải. 

“Hãy đưa anh ra khỏi đây. Hãy để anh chết ở nhà. Anh muốn thấy em một lần nữa”, ông Stefano Bollani, một bệnh nhân 55 tuổi, nhắn tin cho vợ là bà Tiziana Salvi khi ông đang phải ở trong bệnh viện Policlinico San Donato. Ông phải điều trị viêm phổi sau khi nhiễm Covid-19. 

Vợ chồng họ không được gặp nhau từ khi bà Salvi chở ông đến bệnh biện ở Milan 2 tuần trước. Bà nói rằng bà chỉ biết tình hình của chồng mình đã khá hơn. 

“Đây là những điều một người chồng đáng ra không nên nói với vợ đang ở bên ngoài và không thể gặp mặt”, bà nói.

Một số bệnh nhân cao tuổi từ chối nhập viện. Ông Carlo Bertolini, một nhà nông học ở Cremona được nhiều người biết đến với những vườn nho và quán rượu nổi tiếng ở thị trấn, ban đầu kiên quyết không nhập viện, con gái ông cho biết. 

Ông sống một mình và bắt đầu cảm thấy ốm từ đầu tháng 3. Cuối cùng, người bạn thân của ông gọi xe cứu thương để đưa ông vào bệnh viện ở thị trấn. Khi nói chuyện với con gái qua điện thoại, ông phàn nàn về tình trạng quá đông bệnh nhân và phòng bệnh ồn ào. 

“Bố cảm thấy như đang trong thời chiến tranh vậy”, con gái ông, chị Mara Bertolini, kể. 

Ông Carlo sau đó được chuyển đến khoa điều trị tích cực của bệnh viện lớn hơn ở Milan. Mara và em gái có thể mặc đồ bảo hộ y tế đến bệnh viện để nhìn bố qua cửa sổ phòng điều trị tích cực.

“Họ bảo chúng tôi rằng bố tôi là một trong những ca bệnh nặng nhất ở đây”, chị Mara nói. 
Marco Resta, một cựu bác sĩ quân y, nói rằng ông cảm thấy tình hình ở Lombardy tệ hơn cả chiến tranh Kosovo năm 1999, khi ông phải phục vụ trong nhóm cứu nạn không quân để chở bệnh nhân từ Albania sang Italy.

Bất kỳ lúc nào có bệnh nhân Covid-19 nhập viện, ông Resta nói rằng các nhân viên đều gửi email cho gia đình họ để khẳng định rằng người thân của họ sẽ được chữa trị “giống như gia đình”.

Ông nói rằng bệnh viện nơi ông đang làm việc đang nỗ lực kích hoạt hệ thống nói chuyện qua truyền hình để bệnh nhân có thể nhìn thấy người thân của mình. 

Không phải người thân mà bác sĩ mới là người mà bệnh nhân Covid-19 ở Italy gặp lần cuối cùng trước khi qua đời. Gia đình họ thậm chí còn không được lại gần quan tài vì lo nhiễm virus. 

Lần cuối cùng mà chị Mara Bertolini nghe tin về bố là khi nhân viên nhà xác gọi điện để thông báo sắp hỏa táng thi thể ông. 

Chị Mara nói chị không trách móc các bác sĩ đang làm việc vất vả. Điều chị nhớ nhất về bố mình là vẻ mặt khắc khổ của bác sĩ khi chị gặp ông vào tuần trước. “Tôi không biết đó là nỗ lo hay nỗi buồn”, chị nói. 

Tất cả những gì ông ấy nói với chúng tôi là: “Hãy ở nhà”

Theo theo Reuters
MỚI - NÓNG
Ga Hà Nội sẽ thành ga đường sắt đô thị nội đô
Ga Hà Nội sẽ thành ga đường sắt đô thị nội đô
TPO - Sở GTVT Hà Nội vừa báo cáo thành phố việc rà soát và đưa ra định hướng xây dựng các dự án đường sắt đô thị, đường sắt quốc gia trên địa bàn. Theo đó, từ nay đến năm 2035, các tuyến đường sắt quốc gia sẽ di dời ra ga đầu mối Ngọc Hồi, ga Hà Nội sẽ trở thành ga đường sắt nội đô.