Trung Quốc tích cực thúc đẩy ngoại giao khẩu trang

Một chuyến hàng y tế được Trung Quốc chuyển đến CH Czech hôm 20/3. (Ảnh: AP)
Một chuyến hàng y tế được Trung Quốc chuyển đến CH Czech hôm 20/3. (Ảnh: AP)
TPO - Khi cuộc chiến chống Covid-19 chuyển trọng tâm sang châu Âu và nhiều nơi khác nữa, Trung Quốc đang cung cấp hàng triệu chiếc khẩu trang và những đồ dùng y tế thiết yếu khác cho các quốc gia đang rất cần, với hy vọng xây dựng quan hệ chính trị tốt đẹp và dẹp những chỉ trích về cách ứng phó ban đầu khiến dịch bệnh lây lan.

Tổng thống Serbia có kế hoạch ra tận sân bay vào cuối tuần này để đón lô khẩu trang từ Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc cũng đang vận chuyển găng tay và đồ bảo hộ y tế đến Liberia. Họ cũng gửi 100.000 bộ xét nghiệm đến Philippines. Hơn 10 chuyến bay chở hàng triệu chiếc khẩu trang và những đồ dùng khác dự kiến sắp đến CH Czech.

Bộ trưởng Nội vụ Czech Jan Hamacek nói rằng Trung Quốc “là quốc gia duy nhất có thể cung cấp cho châu Âu số lượng lớn như vậy”. 

Nỗ lực của Trung Quốc nhằm tái định hình chỉ trích về những bước đi sai lầm của nước này ngay từ đầu trong việc khống chế dịch bệnh. Trung Quốc đang tích cực đưa máy thở và khẩu trang ra nhiều nước, cũng như cử chuyên gia đến một số quốc gia để chia sẻ bài học thành công. 

Trung Quốc cũng có lợi khi phương Tây nhận ra rằng khống chế dịch bệnh này khó như thế nào, ông Julian Ku, giáo sư ngành luật tại ĐH Hofstra ở New York, nhận định. 

Khi công bố tình trạng khẩn cấp vì Covid-19, Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic chỉ trích EU và ca ngợi Trung Quốc giúp đỡ. Serbia muốn gia nhập EU, nhưng chính phủ nước này đang xích lại gần Nga và Trung Quốc. 

“Tôi tin vào người anh em và người bạn Tập Cận Bình và tôi tin vào sự giúp đỡ của Trung Quốc”, ông Vucic nói. Ông cho rằng “tình đoàn kết châu Âu” chỉ là “chuyện cổ tích”. 

Giới chức EU phủ nhận dừng viện trợ nhân đạo cho Serbia nhưng cũng khẳng định phải ưu tiên các thành viên của khối trước. 

Trung Quốc đã quyên góp 20 triệu USD cho Tổ chức Y tế thế giới để hỗ trợ nỗ lực chống Covid-19. Dù Mỹ và châu Âu cam kết nhiều hơn con số đó, nhưng giờ họ đang bận rộn với cuộc khủng hoảng trong nước. 

Người Trung Quốc “đang giành điểm”, bà Theresa Fallon, người sáng lập Trung tâm nghiên cứu Á-Âu-Nga tại Brussels, đánh giá. “Serbia giờ nghĩ Trung Quốc là cứu tinh của họ”, bà Fallon nói.

Sáu tuần trước, chính quyền Trung Quốc phải đối diện với nhiều chỉ trích cả trong và ngoài nước về cách xử lý dịch bệnh bùng lên từ Vũ Hán, khiến Covid-19 lan rộng ra cả nước và khắp thế giới.

Giờ đây, chỉ trích đang dồn vào nhiều chính phủ từ Tehran đến Washington, D.C. Một quan chức của Hội chữ thập đỏ Trung Quốc hôm 19/3 chê Italy vẫn để quá nhiều người đi lại trên đường phố Milan. 

Trung Quốc cũng đang chuyển hàng y tế đến cho Campuchia, sau khi Thủ tướng Hun Sen bày tỏ ủng hộ mạnh mẽ ông Tập Cận Bình và thậm chí có chuyến thăm Bắc Kinh khi dịch Covid-19 ở Trung Quốc vẫn nghiêm trọng. 

Trung Quốc nhanh chóng cử chuyên gia và gửi đồ y tế đến cho Italy – quốc gia châu Âu đầu tiên gia nhập sáng kiến Vành đai Con đường của Trung Quốc. 

Trung Quốc cho biết đã sẵn sàng phối hợp với Italy để xây dựng hợp tác quốc tế về kiểm soát dịch bệnh và tạo nên “Con đường tơ lụa y tế”, Thủ tướng Italy Giuseppe Conte kể lại lời ông Tập nói trong cuộc điện đàm giữa hai người vào đầu tuần này. 

Theo Theo AP
MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.