Tiết lộ uẩn khúc khiến võ sĩ Từ Hiểu Đông phải vẽ sơn lên mặt

Từ Hiểu Đông vẽ sơn lên mặt khi thượng đài.
Từ Hiểu Đông vẽ sơn lên mặt khi thượng đài.
TPO - Trong trận đấu với Lã Cương tại đại hội võ thuật Fighting World diễn ra tại Tân Cương, võ sĩ MMA Từ Hiểu Đông không chỉ thay đổi tên mà còn bôi sơn lên mặt khi thượng đài. Vậy đâu là nguyên nhân khiến anh phải làm điều này?
Trong quá khứ, Từ Hiểu Đông từng bị rất nhiều đơn thư khiếu nại vì chê bai võ thuật truyền thống của Trung Quốc, diễn kịch trên sàn đấu để tạo sự nổi tiếng, quá khứ bất hảo và nhiều lần tỷ thí võ thuật trái phép. Chính điều này không chỉ khiến anh trở thành cái bia cho cộng đồng mạng "ném đá", mà còn bị chính quyền quản chế.

Thậm chí, họ còn cấm Từ Hiểu Đông tham gia nhiều hoạt động trong cuộc sống như phương tiện công cộng, mua bán tại nhà hàng, khách sạn, xây dựng, bất động sản… Đó là chưa kể, võ sĩ MMA này còn bị cấm đi máy bay.

Do đó, khi đến tham gia đại hội võ thuật ở Tân Cương, Từ Hiểu Đông buộc phải đi bằng tàu hỏa nên anh phải mất 40 tiếng mới tới được nơi thi đấu. Đồng thời, võ sĩ gốc Bắc Kinh cũng đổi tên thành Từ Đông Qua và vẽ sơn lên mặt khi thượng đài.

Tuy nhiên, không vì thế mà anh thoát khỏi sự chỉ trích của nhiều người. Bởi vì, chữ “Qua” trong tên do anh đổi lại có nghĩa là quả dưa, nên các đối thủ thường chế giễu võ sĩ này là “Quả dưa mập”.

Có lẽ, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến Từ Hiểu Đông nổi giận. Trong một đoạn video được đăng tải trên mạng xã hội Weibo, Hiểu Đông vừa khóc vừa chia sẻ rằng: “Tôi là Từ Hiểu Đông, không phải Từ Đông Qua. Tôi cũng không phải là gã điên trên võ đài, nhưng liệu còn cách nào khác để giải quyết.”

Dù bị chỉ trích nhiều và ảnh hưởng không nhỏ tới tinh thần, nhưng Từ Hiểu Đông vẫn chứng minh được tài năng của mình khi hạ gục Lã Cương trong vòng 47 giây. Qua đó, tạo ra được một cơn địa chấn không nhỏ trong làng võ thuật Trung Quốc.
MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.