Ông Nguyễn Quang Thiều trúng cử Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam

Hội Nhà văn Việt Nam có Ban chấp hành nhiệm kỳ X (2020-2025)
Hội Nhà văn Việt Nam có Ban chấp hành nhiệm kỳ X (2020-2025)
TPO - Tối 24/11, Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam họp phiên đầu tiên và đã bầu ra các chức danh. Nhà văn Nguyễn Quang Thiều được bầu làm Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam nhiệm kỳ X (2020-2025). Hai Phó Chủ tịch là nhà văn Nguyễn Bình Phương và nhà thơ Trần Đăng Khoa.

Trước đó, chiều 24/11, đại hội bỏ phiếu bầu Ban Chấp hành từ danh sách 15 người bao gồm: Lương Ngọc An, Viên Lan Anh, Phan Hoàng, Vũ Hồng, Nguyễn Thị Thu Huệ, Trần Hùng, Trần Đăng Khoa, Bích Ngân, Nguyễn Bình Phương, Trần Quang Quý, Nguyễn Trọng Tân, Nguyễn Quang Thiều, Khuất Quang Thụy, Trần Hữu Việt và Bùi Xuân.

Ban kiểm phiếu công bố kết quả 11 thành viên Ban chấp hành, trong đó Nguyễn Bình Phương đạt 469 phiếu, đạt 88%. Người có số phiếu cao thứ hai là nhà văn Nguyễn Quang Thiều, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam với 451 phiếu. Sau đó lần lượt là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, nhà thơ Trần Đăng Khoa, nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ, Lương Ngọc An, Khuất Quang Thụy, Vũ Hồng, Trần Hữu Việt, Trần Hùng, Phan Hoàng và Bích Ngân.

Nhiều đại biểu chung nhận xét, đại hội năm nay phiếu khá tập trung, chỉ cần bỏ phiếu 1 lần có ngay danh sách Ban chấp hành 11 người như dự kiến. Người có số phiếu cao nhất 88%, người có phiếu thấp nhất hơn 50%.

Như vậy, hai Phó Chủ tịch Nguyễn Quang Thiều và Trần Đăng Khoa tái đắc cử. Chủ tịch hội, nhà thơ Hữu Thỉnh xin rút hai lần tại đại hội vì giữ ghế Chủ tịch hai chục năm nay. Ban Chấp hành Hội Nhà văn năm nay gồm nhiều gương mặt quen thuộc, độ tuổi trẻ hóa theo quy định.

Ban Chấp hành mới họp phiên đầu tiên tối nay 24/11, dự kiến sẽ bầu ra các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch. Tân Chủ tịch và Ban Chấp hành ra mắt đại hội phiên họp bế mạc ngày 25/11.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.