Không giấu dịch tả lợn châu Phi, hỗ trợ ngay nông dân tiêu hủy lợn bệnh

Xử lý vùng dịch
Xử lý vùng dịch
TPO - Ông Lê Đức Giang - giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa khẳng định các địa phương, hộ dân không giấu dịch tả lợn Châu Phi, đồng thời, hỗ trợ ngay cho nông dân khi tiêu hủy lợn bệnh. Địa phương, hộ dân nào cố tình giấu dịch sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Theo ông Lê Đức Giang, ngay sau khi một số tỉnh phía Bắc xuất hiện dịch tả lợn châu Phi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa đã chủ động lấy 158 mẫu máu, mẫu phủ tạng của số lợn ở những địa phương trên địa bàn có nguy cơ cao mắc bệnh tả lợn châu Phi, gửi đến Chi cục thú y vùng III (thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để xét nghiệm.

Đến ngày 24/2, Chi cục thú y vùng III thông báo chỉ có mẫu bệnh phẩm lợn tại trang trại của gia đình ông Lê Văn Thanh, ở xã Định Long (huyện Yên Định) dương tính với dịch tả lợn châu Phi. Ngay trong chiều 24/2, ngành chức năng của huyện Yên Định và gia đình ông Lê Văn Thanh đã tiêu hủy toàn bộ 226 con lợn bệnh; phun thuốc tiêu độc, khử trùng chuồng trại chăn nuôi ở xã Định Long.

Sáng 25/2, UBND huyện Yên Định công bố dịch tả lợn châu Phi xảy ra trên địa bàn xã Định Long và thực hiện phòng chống, dập dịch theo chỉ đạo của cấp trên đối với vùng đang có dịch. Sau khi công bố dịch, UBND huyện Yên Định đã dùng kinh phí dự phòng của huyện về phòng chống thiên tai, dịch bệnh để hỗ trợ ngay cho gia đình có lợn bị tiêu hủy vì bị dịch tả lợn châu Phi, với mức hỗ trợ là 38.000 đồng/kg lợn hơi (hỗ trợ theo Nghị định 02 của Chính phủ).

Ngoài ra, sau khi công bố dịch tả lợn châu Phi ở xã Định Long, ngày 1/3, tỉnh Thanh Hóa đã thành lập 4 chốt kiểm dịch động vật liên ngành tại xã Thành Vân, huyện Thạch Thành, giáp với tỉnh Ninh Bình; tại xã Bãi Trành, huyện Như Xuân, giáp với tỉnh Nghệ An; tại xã Nga Phú, huyện Nga Sơn, giáp với tỉnh Ninh Bình và tại xã Thạch Lâm, huyện Thạch Thành, giáp với tỉnh Hòa Bình. Mỗi chốt kiểm dịch gồm 8 người, hoạt động đến ngày 31/3, thực hiện 24/24 giờ.

Tại các chốt kiểm dịch động vật nêu trên, lực lượng chức năng của tỉnh tập trung kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về kiểm dịch vận chuyển động vật, sản phẩm động vật nhiễm bệnh, chưa qua kiểm dịch nhằm ngăn chặn vận chuyển lợn mắc bệnh, sản phẩm từ lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi và các bệnh dịch nguy hiểm khác trên gia súc, gia, gia cầm ra vào địa bàn tỉnh, tiêu độc, khử trùng phương tiện vận chuyển động vận, sản phẩm động vật đi qua chốt kiểm dịch. Bên cạnh đó, tất cả các huyện, thị xã, TP của tỉnh Thanh Hóa đã thành lập ban chỉ đạo phòng chống dịch tả lợn châu Phi. Ngành chức năng đã và đang rà soát, kiểm tra đến từng hộ gia đình nuôi lợn để triển khai phòng chống dịch; đồng thời tập trung phun thuốc tiêu độc, khử trùng chuồng trại chăn nuôi lợn, nhằm ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi lan rộng ra toàn tỉnh.

Được biết, hiện nay toàn tỉnh Thanh Hóa có trên 190.000 hộ chăn nuôi lợn, 500 trang trại nuôi lợn tập trung quy mô lớn, 2.334 gia trại nuôi lợn quy mô gia đình, với tổng số đàn lợn là 1,2 triệu con.

Không giấu dịch tả lợn châu Phi, hỗ trợ ngay nông dân tiêu hủy lợn bệnh ảnh 1 Thanh Hóa lập các chốt kiểm dịch
MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.