Mưa rào tại Hà Nội đêm 30 Tết, một năm nhiều sự kiện, biến động

TP - Năm 2020 khép lại với những sự kiện đặc biệt, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân trong lĩnh vực y tế- sức khỏe, giáo dục, môi trường…

Năm thiên tai dị thường

Mưa rào tại Hà Nội đêm 30 Tết, một năm nhiều sự kiện, biến động ảnh 1 Mưa rào tại Hà Nội đêm 30 Tết

Chiều 30 và mùng một Tết năm Canh Tý 2020, miền Bắc đón một đợt mưa dông diện rộng, mưa đá xảy ra ở nhiều tỉnh, thành phố như Hà Nội, Thái Nguyên, Phú Thọ, Thanh Hóa, Bắc Kạn, Tuyên Quang. Nhiều nơi mưa lớn gây ngập lụt sâu như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định. Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, lịch sử ngành khí tượng thủy văn nước ta chưa từng ghi nhận mưa đá diện rộng xảy ra vào dịp Tết nguyên đán, báo hiệu một năm thiên tai bất thường.

Trong những tháng đầu năm nay, Đồng bằng sông Cửu Long trải qua một đợt xâm nhập mặn cực kỳ nghiêm trọng và kéo dài, nhiều nơi ghi nhận số liệu xâm nhập mặn sâu nhất trong lịch sử.  Đặc biệt, từ tháng 10 đến tháng 11, do tác động của La Nina, miền Trung liên tiếp đón 8 cơn bão và một áp thấp nhiệt đới. Đáng lưu ý cơn bão số 9 là một trong 2 cơn bão mạnh nhất trong 20 năm qua tại Việt Nam. Bão liên tiếp khiến mưa lớn bất thường, 16 lưu vực sông toàn vùng đồng loạt trên báo động số 3, trong đó có 6 lưu vực vượt mức lịch sử, riêng Kiến Giang (Quảng Bình) vượt 1m so với lịch sử.

Mưa lớn gây ngập lụt diện rộng ở khắp các tỉnh miền Trung từ Nghệ An đến Quảng Nam. Đặc biệt mưa lớn gây ra nhiều vụ sạt lở đất với hậu quả thương tâm như sự sạt lở ở thủy điện Rào Trăng 3, sạt lở ở trạm kiểm lâm 67 tại huyện Phong Điền, Thừa Thiên - Huế, sạt lở Đoàn kinh tế quốc phòng 337 tại Hướng Hóa, Quảng Trị. Vụ sát lở ở Trà Leng (Nam Trà My, Quảng Nam). Theo ước tính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng thiệt hại kinh tế do mưa lũ miền Trung khoảng 30.000 tỷ đồng.

ÐH Ðông Ðô cấp văn bằng 2 Ngôn ngữ Anh giả 

Theo kết luận của Cơ quan An ninh Điều tra, Bộ Công an, có 626 người được trường ĐH Đông Đô cấp văn bằng 2 Ngôn ngữ Anh. Trong số này, cơ quan điều tra đã truy “vết” được  216 trường hợp, đã làm rõ 193 người được cấp bằng không qua đào tạo, chiếm tỷ lệ gần 90%.  Đặc biệt, 60/193 trường hợp sử dụng bằng giả để thi tuyển công chức, bảo vệ luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ.

Mưa rào tại Hà Nội đêm 30 Tết, một năm nhiều sự kiện, biến động ảnh 2  

Có trên 20 trường ĐH có học viên cao học, nghiên cứu sinh sử dụng bằng ngôn ngữ Anh 2 của trường ĐH Đông Đô để hoàn thiện tiêu chuẩn đầu vào, đầu ra. Trường ĐH Sư phạm Hà Nội có 8 người sử dụng bằng giả của ĐH Đông Đô. Trong đó 2 người bảo vệ xong luận án tiến sĩ, 3 người bảo vệ xong luận văn thạc sĩ. Đáng chú ý, học văn bằng 2 ngôn ngữ Anh của trường ĐH Đông Đô có rất nhiều giảng viên đến từ các trường ĐH. Theo các chuyên gia, cần phải công khai danh tính và xử nghiêm những trường hợp được xác định là dùng bằng giả của trường ĐH Đông Đô để thực hiện mục đích cá nhân.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT đặc biệt

Đại dịch COVID-19 tác động trực tiếp đến kỳ thi tốt nghiệp THPT. Lần đầu tiên trong lịch sử ngành giáo dục, Bộ GD&ĐT đưa ra phương án gây nhiều tranh cãi khi “chia đôi” gần 1 triệu thí sinh làm 2 đợt để tổ chức kỳ thi với mục tiêu kép đảm bảo sự an toàn cho học sinh, giáo viên và yêu cầu đảm bảo công bằng, khách quan. Trong đó, những học sinh ở vùng an toàn với dịch COIVD-19 thi đợt 1, học sinh liên quan đến vùng dịch, đối tượng F1, F2 thi đợt 2.

Lần đầu tiên trong lịch sử, học sinh đi thi tốt nghiệp phải xếp hàng sát khuẩn, đo thân nhiệt và đeo khẩu trang suốt thời gian làm bài để phòng dịch. Chưa kể, ngoài phòng thi, xe cứu thương luôn sẵn sàng cho các tình huống khẩn cấp; phòng cách ly được lực lượng y tế chuẩn bị kỹ càng. Những địa phương có nhiều cán bộ, giáo viên, học sinh liên quan đến dịch như Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Trị… phải thay hàng trăm cán bộ coi thi phút chót. Cuối cùng, kỳ thi tổ chức thành công, đã đảm bảo quyền lợi cho thí sinh trong xét tuyển ĐH.

Cuộc chiến chống đại dịch COVID-19

Mưa rào tại Hà Nội đêm 30 Tết, một năm nhiều sự kiện, biến động ảnh 3 Các bác sĩ điều trị cho bệnh nhân COVID-19 nặng .

Đại dịch COVID-19 là sự kiện toàn cầu, trong đó Trung Quốc là quốc gia ghi nhận các ca bệnh COVID-19 đầu tiên cũng là nước đầu tiên phong tỏa cả một thành phố để dập dịch... Trung Quốc thông báo cho Tổ chức Y tế thế giới về 27 ca bệnh “viêm phổi” lạ ở Vũ Hán vào ngày 31/12/2019. Sau đó chưa đầy 1 tháng, khi người dân cả nước đang chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Canh Tý, Việt Nam ghi nhận ca bệnh đầu tiên vào ngày 23/1/2020 (2 cha con người Trung Quốc nhập cảnh vào TPHCM). Đêm 29 Tết, Chính phủ tổ chức cuộc họp khẩn cấp, cả hệ thống chính trị được kích hoạt bắt đầu một cuộc chiến chống dịch.

Dịch bệnh COVID-19 bùng phát mạnh, phong tỏa theo khu vực, giãn cách xã hội được thực hiện nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan, dừng nhiều hoạt động xã hội, đóng cửa nhiều dịch vụ, hàng quán, bắt buộc đeo khẩu trang tại nơi công cộng… Hàng triệu học sinh, sinh viên cả nước có kỳ nghỉ tết dài nhất lịch sử, tiếp đó là một học kỳ học trực tuyến chưa từng có.

Trên mặt trận chống giặc vô hình, những “chiến binh” khoác áo blouse đã nỗ lực hết mình để điều trị những ca bệnh nặng, hạn chế mức thấp nhất những ca mắc mới.

Trong cuộc chiến chống COVID-19, Việt Nam đã làm nên kỳ tích, là quốc gia hiếm hoi trên thế giới duy trì được trạng thái “bình thường” trong bối cảnh cả thế giới căng mình đối phó với đại dịch.

Tính đến 22/12/2020, cả nước ghi nhận tổng cộng 1.420 ca mắc COVID-19, 1.281 bệnh nhân được điều trị khỏi; có 35 trường hợp tử vong. Nếu tính số ca mắc trên tổng số dân và số ca tử vong trên tổng số người nhiễm, Việt Nam được đánh giá là quốc gia kiểm soát dịch thành công.

Tách thành công cặp song sinh dính liền Trúc Nhi - Diệu Nhi

Cặp song sinh Trúc Nhi - Diệu Nhi được phát hiện dính liền ngay từ trong bụng mẹ. Hai bé có chung một phần hồi tràng, một khung đại tràng và chỉ có một hậu môn; có hai bàng quang nằm hai bên ổ bụng chung, mỗi bàng quang được hai niệu quản xuất phát từ 2 bé khác nhau đổ vào thay vì của cùng một bé; có tử cung âm đạo đôi.

Ngoài ra, hai bé còn hở khớp mu, khung chậu xếp lại thành một vòng tròn. Hai bé được mổ sinh tại BV Hùng Vương và đưa về BV Nhi đồng thành phố TPHCM chăm sóc và theo dõi sức khỏe đến 13 tháng tuổi.

Ngày 15/7, sau nhiều lần hội chẩn, song Nhi được gần 93 y bác sĩ phẫu thuật tách dính. Ca đại phẫu kéo dài 12 tiếng đồng hồ. Các bác sĩ đã chia nửa đầu đại tràng cho Trúc Nhi, nửa cuối kèm hậu môn thật cho Diệu Nhi. Ca phẫu thuật hoàn thành tốt đẹp. Hiện cả hai bé đều khoẻ mạnh. 
Sắp tới, song Nhi sẽ tiến hành thêm nhiều ca phẫu thuật nữa để có thể phát triển như những đứa trẻ bình thường. Ngọc Lâm

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.