Chấm thi được bảo mật thế này, có hết gian lận?

Chấm thi tự luận môn Ngữ văn
Chấm thi tự luận môn Ngữ văn
TPO - Năm 2018, gian lận thi cử xẩy ra tại khâu chấm thi. Chính vì vậy, năm nay, chấm thi tự luận và chấm thi trắc nghiệm đều được Bộ GD&ĐT đưa ra một quy trình chặt chẽ, nghiêm ngặt. Các phòng chấm thi có camera giám sát 24/24, điện thoại bị phá sóng, lực lượng an ninh luôn tục trực ở khu vực chấm thi...

Theo ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT, đối với chấm thi tự luận, thực hiện hai vòng chấm thi độc lập, các giám thị chấm thi phải thực hiện bốc thăm để ghép cặp chấm. Các phòng chấm 100% đều phải có camera giám sát 24/24.

Chấm thi được bảo mật thế này, có hết gian lận? ảnh 1

Luôn có lực lượng an ninh túc trực tại các khu vực chấm thi

Đối với bộ phận làm phách, phải cách ly hoàn toàn. Thực hiện chấm kiểm tra 5% tổng số bài thi tự luận của mỗi Hội đồng chấm, lưu ý ưu tiên chấm kiểm tra những bài điểm cao.

Chấm thi được bảo mật thế này, có hết gian lận? ảnh 2

Camera giám sát 24h/24h ở tất cả các phòng chấm thi trắc nghiệm và tự luận

Chấm thi được bảo mật thế này, có hết gian lận? ảnh 3 Tất cả vật dụng cá nhân của cán bộ chấm thi đều được  giữ ở ngoài phòng chấm thi
Năm nay, ngoài giám thị chấm thi tự luận là giáo viên của các Sở GD&ĐT thì tất cả các Hội đồng chấm đều phải có sự tham gia của cán bộ, giảng viên các trường ĐH.

Đối với chấm thi trắc nghiệm, rút kinh nghiệm từ lỗ hổng phần mềm năm trước, năm nay, Bộ GD&ĐT đã có nhiều đổi mới.

Chấm thi được bảo mật thế này, có hết gian lận? ảnh 4 Phòng đựng bài thi được niêm phong rất chặt chẽ.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho hay, thay đổi cơ bản về khâu kỹ thuật trong kỳ thi THPT quốc gia năm nay là phần mềm chấm trắc nghiệm. Bộ GD&ĐT đã sửa đổi, nâng cấp, hoàn thiện phần mềm chấm thi trắc nghiệm theo hướng tăng cường tính bảo mật và chức năng giám sát để ngăn ngừa các can thiệp trái phép.
Chấm thi được bảo mật thế này, có hết gian lận? ảnh 5 Khu vực chấm thi được tách biệt hoàn toàn với bên ngoài. Cửa  nối các dãy nhà được khóa, niêm phong
Đánh phách điện tử có nghĩa là bài thi của thí sinh được mã hóa. Những cán bộ chấm thi khi tiếp xúc với nội dung phiếu trả lời trắc nghiệm của thí sinh thì không thể biết được thông tin của thí sinh và ngược lại.
Chấm thi được bảo mật thế này, có hết gian lận? ảnh 6 Cầu thang máy cũng bị khóa
Chấm thi được bảo mật thế này, có hết gian lận? ảnh 7 Bảo mật ba vòng nghiêm ngặt
Chấm thi được bảo mật thế này, có hết gian lận? ảnh 8 Sóng điện thoại bị phá tại khu vực làm phách 
Một trưởng ban chấm thi trắc nghiệm đến từ trường ĐH cho biết quy chế thi năm nay quy định chặt là các thành viên của ban chấm thi trắc nghiệm, thành viên tổ giám sát và người đang thi hành nhiệm vụ liên quan không được mang theo bút chì, tẩy và các vật dụng bị cấm khác theo quy định vào phòng chấm thi.

Đặc biệt, không được sửa chữa, thêm bớt vào phiếu trả lời trắc nghiệm (bài làm của thí sinh) với bất kỳ hình thức nào và bất kỳ lý do gì. Sau khi quét, bài thi của thí sinh lập tức được mã hóa.

Chấm thi được bảo mật thế này, có hết gian lận? ảnh 9
Chấm thi được bảo mật thế này, có hết gian lận? ảnh 10 Giáo viên nghỉ trưa tại nơi chấm thi
Phần mềm có chức năng thông mình, chỉ sửa được chỗ có lỗi 1 lần. Đã sửa rồi không thể quay lại để sửa lại. Nếu thực hiện, lập tức Bộ sẽ nhận được thông tin. Do đó, muốn “can thiệp” vào bài thi lần nữa phải có sự mở khóa từ Bộ GD&ĐT. Đây là giải pháp kỹ thuật nhằm đảm bảo tính an toàn của bài thi.
MỚI - NÓNG