Huy chương Bạc Oympic Toán quốc tế 2019:

Việc đạt được vòng nguyệt quế Olympia không phải ai cũng làm được

Em Vũ Đức Vinh, học sinh lớp 12 Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) - đoạt Huy chương Bạc Olympic Toán quốc tế năm 2019
Em Vũ Đức Vinh, học sinh lớp 12 Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) - đoạt Huy chương Bạc Olympic Toán quốc tế năm 2019
TPO - Em Vũ Đức Vinh, học sinh lớp 12 Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) - đoạt Huy chương Bạc Olympic Toán quốc tế năm 2019 chia sẻ, “Đường lên đỉnh olympia” là 1 chương trình truyền hình nhưng cũng là 1 cuộc thi. Việc đạt được vòng nguyệt quế không phải ai cũng làm được mà cần phải có kiến thức, dù đó là kiến thức thường thức hay là kiến thức học tập.

“Chảy máu chất xám” là có thật?

Sau mỗi mùa Olympia, câu chuyện về các nhà vô địch nhận học bổng học tập ở Australia sau đó không trở về Việt Nam lại được nhiều người bàn luận. Và chúng ta lại lo âu về thứ gọi là "chảy máu chất xám" khi số lượng quán quân Olympia học xong không về nước ngày càng tăng lên.

Việc gọi “Đường lên đỉnh Olympia” tên gọi gọi không chính thức như "Đường lên đỉnh Australia", "Nơi tuyển chọn nhân tài cho Australia", "Tìm kiếm tài năng đi du học Australia" có đúng không?, em Vũ Đức Vinh, học sinh lớp 12 Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) - đoạt Huy chương Bạc Olympic Toán quốc tế năm 2019 cho rằng, em  thấy đường đỉnh olympia là 1 chương trình truyền hình nhưng cũng là một cuộc thi.

Vinh cho rằng, việc đạt được vòng nguyệt quế không phải ai cũng làm được mà cần phải có kiến thức, dù đó là kiến thức thường thức hay là kiến thức học tập.

“Đối với em thì cái gì họ làm được mà mình chưa thì công nhận họ hơn mình. Còn về việc quá sớm để gọi họ là nhân tài thì em nghĩ phải để những người suy nghĩ chuyên sâu trả lời”- Đức Vinh nêu quan điểm.

Còn về việc lo ngại về “chảy máu chất xám” sau mỗi năm, khi các nhà vô địch lại sang Úc du học và không trở về, thì Đức Vinh nêu quan điểm, đây là 1 hiện tượng có thật. 

Vinh cũng cho rằng, việc “chảy máu chất xám” phụ thuộc vào mức độ thu hút nhân tài của nhà nước. Còn việc làm sau khi du học thì tùy thuộc vào hoàn cảnh và sự lựa chọn mỗi người.

Muốn “đổi màu” huy chương

Là thí sinh nhỏ tuổi nhất đoàn thi Olympic Toán học quốc tế tại Anh năm 2019 khi mới ở lớp 11, em Vũ Đức Vinh, học sinh lớp 12 Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) chia sẻ, em có một chút tiếc nuối do những sai lầm nhỏ nên chỉ đoạt Huy chương Bạc Olympic Toán quốc tế diễn ra ở Anh hồi tháng 7.

Hiện tại, Vinh cho biết,  em đang tập trung cho kì thi Toán 2020 và em cũng đang cố gắng ôn tập từng phần để đạt được có tên trong đội tuyển thi Olypic quốc tế năm sau và có cơ hội “đổi màu” huy chương.

Vinh chia sẻ, việc học của em hàng ngày dành phần lớn thời gian cho môn Toán. Ngoài ra, em  đang tập trung học thêm môn Tiếng Anh cho thật tốt. Nhưng chỉ đến 5h chiều, công việc học nhường chỗ cho các môn thể thao em yêu thích như môn bóng chuyền, bóng đá hay bóng bàn.

Vinh cũng cho biết, để có tên trong đội tuyển thi Olympic Toán học cũng không hề dễ dàng. Sẽ có 48 bạn thi để sau đó chọn ra 6 người mà thôi.

Chia sẻ bí quyết học giỏi môn Toán, Vinh cho rằng, môn Toán là môn em “có duyên”: Học tốt môn Toán mà chỉ thích thì chưa đủ.  Ngoài học bài trên lớp thầy giảng xong thì về em lại đọc lại, dạng đọc thuộc mà lại không phải đọc thuộc, kiểu thuộc hướng đi với hướng suy nghĩ chứ không phải thuộc con số. Xong rồi thì lấy thêm bài tập, suy nghĩ mở rộng ra”- chàng trai Bạc Olympic Toán học 2019 chia sẻ.

Vinh cũng cho rằng, ngoài ra, để học tốt môn toán phải có mục tiêu. Có mục tiêu thì dễ làm việc, mọi việc dễ thành hơn.

Quyết tâm để có tên trong đổi tuyển thi Olympic Toán quốc tế năm 2020, nhưng Đức Vinh chia sẻ, dự định, em sẽ đăng ký vào ĐH Y Hà Nội . Dự định em  sẽ học đại học ở trong nước chứ không đi du học như các bạn khác sau khi giành được huy chương.

Nói về ước mơ, Vinh cho biết, em có ước rất đặc biệt: “Em muốn được chữa bệnh cho anh trai của em. Còn con đường để đi đến đó thì em đang tính. Em ấp ủ lâu lắm rồi. E nghĩ là hơi khó nhưng mà có thể nếu quyết tâm. Anh trai em bị bênh khá nặng từ khi 18 tháng tuổi và giờ anh ấy đã 24 tuổi rồi. Anh em  không đi học được”.

Lí do chọn học ở Việt Nam,  Đức Vinh chia sẻ, việc du học có thể diễn ra sau đó nếu em học thạc sỹ hay tiến sĩ thôi: “Em sẽ chọn ngành thần kinh học, giờ chưa học thử chưa biết có hợp không. Em sẽ xem ngành này có hợp với mìnhnhư thế nào đã nhưng em sẽ luôn cố gắng ”- Vinh nói.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.