Chứng chỉ nghiệp vụ: Học cũng như không?

Những chứng chỉ đang có “tác dụng hành” giáo viên, giảng viên?
Những chứng chỉ đang có “tác dụng hành” giáo viên, giảng viên?
TP - Để chuẩn nghề nghiệp chức danh trong giáo dục, từ mầm non đến ĐH, các giáo viên, giảng viên đều phải bổ sung nhiều loại chứng chỉ ngoài tấm bằng ĐH, thạc sĩ hay tiến sĩ. Nhưng vấn đề đặt ra, liệu những loại chứng chỉ này có cần thiết hay chỉ là một hình thức để “nuôi sống” các trường sinh ra nó?

Thông tin mà Tiền Phong có được, cách đây 3 năm, trường ĐH Sư phạm Hà Nội đã tổ chức cho toàn bộ giảng viên của mình hoàn thành khóa học bồi dưỡng để lấy chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. Theo các giảng viên thì vốn “nhà trồng được” nên việc học này cũng không làm khó các giảng viên về thời gian, đi lại. Nhưng rất nhiều giảng viên băn khoăn tại sao phải học chứng chỉ này.

Các trường sư phạm là nơi bồi dưỡng, cấp chứng chỉ này nhưng bản thân các giảng viên đều phải đi học. Ai là người có đủ năng lực để bồi dưỡng họ? Thế mới có chuyện có “thầy giáo” đến bồi dưỡng cho các giảng viên sư phạm “run bần bật” khi thấy học viên ở dưới chính là các giáo sư từng dạy mình trong trường. Không những, thế điều vô lý nữa là hiệu trưởng của chính các trường sư phạm là người ký chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, nhưng các hiệu trưởng cũng phải đi học để chuẩn theo quy định. Vậy họ có được ký chứng chỉ cho mình?

Trong khi đó, Tiến sĩ Trần Khắc Thạc, giảng viên của trường ĐH Thủy lợi cho biết, đến giờ không nhớ đã phải học bao nhiêu loại chứng chỉ. Khi có thông tư quy định về nghiệp vụ sư phạm, trường ĐH Thủy lợi đã tổ chức toàn trường đi học, từ giáo sư đến thạc sĩ, tiến sĩ.

Sau đó, mỗi một giảng viên ở một vị trí sẽ phải học một số loại chứng chỉ bắt buộc khác. Ở vai trò quản lý, Tiến sĩ Thạc sẽ học chứng chỉ quản lý giáo dục, rồi chứng chỉ giảng viên hạng 3. Cho đến giờ, ông Thạc cũng chưa lên được giảng viên chính vì thiếu một số điều kiện. Trong đó có điều kiện chứng chỉ giảng viên bồi dưỡng giảng viên hạng II.

Tìm hiểu của phóng viên cho thấy, đối với quy định chuẩn chức danh nghề nghiệp từ giáo viên mầm non đến giảng viên ĐH, chứng chỉ bắt buộc phải có là ngoại ngữ và chứng chỉ tin học. Để chạy theo chuẩn, nhiều giáo viên, giảng viên phải tìm mọi cách để có những chứng chỉ này. Không phải ngẫu nhiên mà vừa qua, Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) đã buộc 55 đơn vị (gồm các trường ĐH, các trung tâm) dừng việc tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.

Hồ sơ giảng viên chính kì cônggần như hồ sơ giáo sư

Trả lời báo chí về vấn đề này ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT), cho biết, Luật Giáo dục ban hành năm 2005 quy định (tại điều 77): giảng viên giảng dạy ở các trường ĐH, CĐ phải có bằng tốt nghiệp ĐH trở lên và có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. Sở dĩ có quy định như vậy vì trong một giai đoạn rất dài, hầu hết giảng viên đại học vốn là sinh viên khá, giỏi được giữ lại trường, chưa có kỹ năng về nghiệp vụ sư phạm. Và thực tế, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, có những giảng viên, trong đó nhiều người là giáo sư, phó giáo sư, chưa có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.

Sau 14 năm thực hiện luật, trong quá trình hội nhập quốc tế, có nhiều tình huống nảy sinh nên Bộ GD&ĐT thấy không thể đồng loạt quy định tất cả giảng viên phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. Vì thế trong quá trình thực hiện dự án xây dựng dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục vừa qua, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo cần phải rà soát để xem xét bỏ đi những bất cập, trong đó chỉ yêu cầu có bằng thạc sĩ đối với nhà giáo giảng dạy trình độ ĐH (có bằng tiến sĩ với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, hướng dẫn luận án tiến sĩ), mà không đưa yêu cầu có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm vào luật. Yêu cầu về nghiệp vụ sư phạm đối với giảng viên đại học sẽ được đưa vào các văn bản dưới luật, như quy định về phát triển nghề nghiệp hay chuẩn giảng viên… Tuy nhiên, Luật Giáo dục sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1/7/2020.

Trong khi đó, theo quy định tại Thông tư liên bộ số 36 giữa Bộ GD&ĐT và Nội vụ thì tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của giảng viên cao cấp là: Có bằng tiến sĩ phù hợp với vị trí việc làm, chuyên ngành giảng dạy, chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên, chứng chỉ bồi dưỡng giảng viên cao cấp (hạng I), trình độ ngoại ngữ bậc 4 (B2), trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định.

Với tiêu chuẩn giảng viên chính, ngoài chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, bồi dưỡng giảng viên chính thì trình độ ngoại ngữ phải bậc 3, trình độ công nghệ thông tin theo quy định. Với giảng viên thì không cần chứng chỉ bồi dưỡng giảng viên hạng 3 nhưng vẫn yêu cầu có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, chứng chỉ ngoại ngữ bậc 2, chứng chỉ tin học.

Một giảng viên than thở, chuẩn bị hồ sơ giảng viên chính cũng kỳ công, đầy đủ tương đương với hồ sơ xin xét duyệt giáo sư, chỉ khác là không yêu cầu bài báo quốc tế. Chính vì vậy, dù biết sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi lương bậc sau này nhưng vị này vẫn lần khần chưa làm hồ sơ lên giảng viên chính.   

Các trường sư phạm là nơi bồi dưỡng, cấp chứng chỉ này nhưng bản thân các giảng viên đều phải đi học. Ai là người có đủ năng lực để bồi dưỡng họ? Thế mới có chuyện có “thầy giáo” đến bồi dưỡng cho các giảng viên sư phạm “run bần bật” khi thấy học viên ở dưới chính là các giáo sư từng dạy mình trong trường. Không những thế, điều vô lý nữa là hiệu trưởng của chính các trường sư phạm là người ký chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, nhưng các hiệu trưởng cũng phải đi học để chuẩn theo quy định. Vậy họ có được ký chứng chỉ cho mình?

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.