Trạm cứu hộ động vật phi lợi nhuận của 25 bạn trẻ

TPO - “Chúng tôi đối xử với động vật như gia đình của mình. Luôn giúp đỡ, bảo vệ động vật không nơi nương tựa để “các bé” có một cuộc sống tốt hơn bên những người giàu tình yêu thương”, đó là chia sẻ của các bạn sinh viên trẻ khi được hỏi về phương châm hoạt động của Trạm.
Trạm cứu hộ động vật Nông nghiệp Hà Nội được chính thức thành lập vào ngày 3 tháng 3 năm 2016 tại thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm, trước đó là một nhóm nhỏ hoạt động từ năm 2015. Điều đặc biệt ở đây, trạm có 25 thành viên, tất cả đều đang học tập tại Khoa Thú y, Trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Được biết, hội do thầy Hoàng Minh - giảng viên của trường lập ra, hiện tại đang hoàn thành chương trình Tiến sĩ ở nước ngoài nên mọi hoạt động của trạm đều do bạn Phó chủ nhiệm đứng ra thay thầy quản lý và dìu dắt.
Trạm cứu hộ động vật phi lợi nhuận của 25 bạn trẻ ảnh 1 Thành viên trong đội đang tiến hành khám/ điều trị cho các bé
Trạm cứu hộ động vật phi lợi nhuận của 25 bạn trẻ ảnh 2
Với mục đích có thể cứu giúp những động vật bị bỏ rơi, chó mèo vô chủ hay bị tai nạn không ai giúp đỡ, đội đã không ngần ngại khó khăn trong công việc. Ngoài thú cưng, thi thoảng trạm vẫn nhận được cuộc gọi cứu hộ những con vật giống khác như: sóc, ngựa, lợn, và cả một số động vật hoang dã. Không quản ngày đêm, khi tiếp nhận các cuộc gọi khẩn, đội luôn sẵn sàng có mặt để giải cứu. Có những lần trạm tham gia cứu hộ thành công cho chó, mèo vào lúc 1,2 giờ sáng. Tuy vất vả, nhưng giúp đỡ được cho động vật kém may mắn là nguồn động lực to lớn để các bạn thành viên vững tin nhiệt huyết suốt 5 năm qua.
Trạm cứu hộ động vật phi lợi nhuận của 25 bạn trẻ ảnh 3 Một trường hợp cứu hộ lúc đêm khuya
Bạn Nguyễn Văn Khánh (SN 1998) - Phó chủ nhiệm trạm chia sẻ: “Bằng tình yêu thương động vật, mình luôn mong muốn được giúp đỡ, cưu mang các bé và tìm một mái ấm mới cho các bạn ấy. Nhìn các bạn dần dần hồi phục chính là niềm vui của mình, cũng là của các thành viên trong trạm”.
Trạm cứu hộ động vật phi lợi nhuận của 25 bạn trẻ ảnh 4 Phó chủ nhiệm Trạm - Bạn Nguyễn Văn Khánh
Để tổ chức một trạm cứu hộ có điều kiện chăm lo đầy đủ cho động vật, đội đã chuẩn bị chu đáo về địa điểm chăm sóc, điều trị, một số phụ kiện và thức ăn cho “các bé”. Được biết, nguồn tài chính để duy trì, giúp đỡ động vật chủ yếu là do các thành viên trong trạm tình nguyện đóng góp hàng tháng. Niềm vui ngày càng nhân lên khi gần một năm trở lại đây trạm được nhiều cá nhân, tổ chức biết đến và ủng hộ, đôi khi nhận được sự hỗ trợ về những đồ dùng hoặc khoản kinh tế nhỏ. Kể về quá trình các thành viên của hội nhận giúp đỡ thú cưng sức khỏe yếu, một thành viên nói: “Ban đầu đội mình sẽ thăm hỏi thông tin cần cứu hộ (Bao gồm: bé giống gì, có chủ hay vô chủ, thể trạng hiện tại); sau đó, đội chuẩn bị dụng cụ cứu hộ, giấy tờ, thuốc mê hay thuốc cấp cứu nếu cần và tiếp nhận bé. Trường hợp phải cấp cứu, trạm sẽ sơ cứu trước rồi đưa đến phòng khám thú y gần nhất; cuối cùng, làm giấy tờ chứng nhận cứu hộ động vật”.
Trạm cứu hộ động vật phi lợi nhuận của 25 bạn trẻ ảnh 5
Hằng năm có khoảng 300 đến 350 trường hợp động vật, thú cưng được đội cứu trợ thành công. Sau khi chăm sóc đến lúc sức khỏe ổn định, đội sẽ tìm cho “các bé” những người chủ mới thực sự có tình yêu thương động vật.
Trạm cứu hộ động vật phi lợi nhuận của 25 bạn trẻ ảnh 6
Qua chia sẻ, Trạm cứu trợ động vật Nông nghiệp Hà Nội gửi gắm thông điệp “Chó mèo không phải là thực phẩm mà là một người bạn, người thân của con người”. Bằng những việc làm ý nghĩa của mình, các bạn trẻ luôn mong muốn có thể đóng góp một phần nhỏ để xã hội thay đổi cách nhìn tiêu cực về động vật, cùng chung tay thực hiện tốt công tác bảo vệ, yêu thương động vật.
MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.