Đường ‘Nhuệ’ có thể bị điều tra về hành vi cho vay nặng lãi

Đường "Nhuệ" có thể sẽ đối mặt với tội danh "cho vay nặng lãi" - Ảnh: Hoàng Long
Đường "Nhuệ" có thể sẽ đối mặt với tội danh "cho vay nặng lãi" - Ảnh: Hoàng Long
TPO - Kết luận của HĐXX phiên toà phúc thẩm vụ vợ chồng Lẫm, Quyết “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” do TAND cấp cao tại Hà Nội xét xử tại Thái Bình vào ngày 11/5 đã kiến nghị xem xét tội danh “Cho vay nặng lãi” đối với Đường “Nhuệ”.

Trong đơn tố cáo, đơn kháng cáo cũng như lời khai tại phiên phúc thẩm, bị can Nguyễn Văn Lẫm (tên thường gọi khác là Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Công ty TNHH Lâm Quyết, 58 tuổi, thường trú tại tổ 4, phường Trần Lãm, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình) và vợ là Phạm Thị Quyết (53 tuổi, trú cùng địa chỉ trên) vẫn khẳng định có vay của Nguyễn Xuân Đường (tức Đường 'Nhuệ") dẫn đến bị Đường "Nhuệ" đàn em đến chiếm cứ, cướp tài sản của công ty.

Đáng chú ý là lời khai của vợ chồng Lẫm, Quyết cho biết toàn bộ số tiền vay trên đều vay dưới hình thức "nặng lãi".

Cụ thể, bị can Phạm Thị Quyết khai nhận năm 2017 đã vay 2 khoản tiền với tổng số 1,7 tỷ đồng của vợ chồng Đường "Nhuệ". Cả 2 khoản đều là vay lãi. Trong đó, một khoản vay 1,2 tỷ đồng có lãi suất 2.000 đồng/triệu/ngày. Khoản vay còn lại là 500 triệu đồng có lãi suất 3.000 đồng/triệu/ngày.

Đường ‘Nhuệ’ có thể bị điều tra về hành vi cho vay nặng lãi ảnh 1

Vợ chồng Lẫm, Quyết khẳng định đã vay tiền lãi suất cao của vợ chồng Đường "Nhuệ" - Ảnh: Hoàng Long

Toàn bộ 2 khoản vay trên đều được "ghi nợ" trong sổ của vợ Đường "Nhuệ" là Nguyễn Thị Dương.

Tại phiên toà, khi được đại diện Viện Kiểm sát hỏi về vấn đề này, Đường "Nhuệ" thừa nhận có cho cho vợ chồng Lẫm, Quyết vay 1,7 tỷ đồng và không phủ nhận việc bà Quyết khai đã vay tiền với mức lãi xuất nói trên.

Chính vì vậy, trong kết luận phiên toà của HĐXX, ngoài tuyên huỷ án sơ thẩm, trả hồ sơ để điều tra lại với vụ án "lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" đối với vợ chồng Lẫm, Quyết, vị thẩm phán, Chủ toạ phiên toà Ngô Hồng Phúc đã kiến nghị thêm 2 vấn đề liên quan đến Đường "Nhuệ".

Cụ thể, HĐXX kiến nghị huỷ quyết định không khởi tố vụ án hình sự về tội danh "Huỷ hoại tài sản" của Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an thành phố Thái Bình và trong vụ chiếm Công ty Lâm Quyết và tiến hành khởi tố vụ án này, HĐXX còn kiến nghị điều tra về hành vi cho vay nặng lãi của vợ chồng Đường, Dương.

Đường ‘Nhuệ’ có thể bị điều tra về hành vi cho vay nặng lãi ảnh 2

HĐXX kiến nghị điều tra thêm một số tội danh của Đường "Nhuệ" và đồng bọn - Ảnh: Hoàng Long

"Căn cứ hồ sơ và lời khai của vợ chồng ông bà Lẫm, Quyết và các chứng cớ khác cho thấy 2 vợ chồng Lẫm, Quyết đã vay 1,7 tỷ đồng của vợ chồng Nguyễn Xuân Đường và Nhuyễn Thị Dương với mức lãi 2.000 đồng và 3.000 đồng/triệu đồng/ngày. Mức lãi cao hơn ít nhất 6 lần so với mức lãi xuất mà Ngân hàng Nhà nước quy định. Vì vậy, HĐXX kiến nghị điều tra Nguyễn Xuân Đường về hành vi "cho vay nặng lãi", vị chủ toạ phiên toà tuyên bố.

Như vậy, ngoài 3 tội danh đã được khởi tố trước đây, ngày 11/5 vừa qua, "đại ca" giang hồ quê lúa Đường "Nhuệ" đã bị kiến nghị điều tra thêm 2 tội danh nữa là "huỷ hoại tài sản" và "cho vay nặng lãi".

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.