THẾ GIỚI 24H: Tiếng động bất thường vào ngày tàu ngầm Argentina mất tích

Tàu ngầm ARA San Juan trước khi bị mất tích. Ảnh: Argentina Navy
Tàu ngầm ARA San Juan trước khi bị mất tích. Ảnh: Argentina Navy
TPO - Người phát ngôn Lực lượng Hải quân Argentina, ông Enrique Balbi cho biết vào thời điểm tàu ngầm ARA San Juan mất tích hôm 15/11, đã có những tiếng động bất thường gần khu vực tàu phát tín hiệu lần cuối.

Phát biểu với báo giới, ông Balbi từ chối xác nhận giả thiết về một vụ nổ đã xảy ra, đồng thời thông báo các phương tiện cứu hộ đang nhanh chóng tới vùng phát hiện ra tín hiệu lạ nói trên. Trong bối cảnh đã 7 ngày trôi qua kể từ khi đài chỉ huy mất tín hiệu với ARA San Juan, hiện tại mối lo lớn nhất là nguồn oxy trên tàu đã cạn kiệt.


Theo đài phát thanh Miter và tờ Clarin, radar máy bay tìm kiếm của Hải quân Mỹ đã phát hiện một vật thể có nhiệt độ khác với khu vực xung quanh ở độ sâu khoảng 70m dưới mực nước biển ở Nam Đại Tây Dương. Đội cứu hộ tin rằng đây có thể là tàu ngầm ARA San Juan của Argentina đang mất tích cùng 44 thủy thủ. Để xác minh thông tin này, một tàu ngầm nhỏ đã được điều đến khu vực máy bay của Hải quân Mỹ phát hiện vật thể khả nghi, nằm cách bờ biển Puerto Madryn, Argentina khoảng 300 km. (XEM CHI TIẾT)


Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thúc đẩy quan hệ an ninh giữa Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và Úc, nhưng việc làm sống lại “Bộ tứ” châu Á-Thái Bình Dương vấp phải tình trạng thiếu niềm tin của New Delhi, khiến quá trình phối hợp tương tác bị cản trở trên thực tế. (XEM CHI TIẾT)


Đảng ZANU-PF cầm quyền Zimbabwe thông báo cựu Phó Tổng thống Emmerson Mnangagwa đã về đến thủ đô Harare. Tại Harare, ông Mnangagwa đã gặp các quan chức cấp cao của chính phủ và đảng cầm quyền trước thềm lễ nhậm chức tổng thống dự kiến vào ngày 24/11 tới. Cũng trong ngày 22/11, đảng ZANU-PF đã đánh giá cao những đóng góp của cựu Tổng thống Robert Mugabe cho đất nước Zimbabwe trong giai đoạn trước và sau khi quốc gia Nam Phi này tuyên bố độc lập. (XEM CHI TIẾT)


Ngày 22/11, Triều Tiên đã lên tiếng phản đối việc Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa Bình Nhưỡng vào "danh sách các nước bảo trợ cho khủng bố" là một "hành động khiêu khích nghiêm trọng", đồng thời cảnh báo rằng các lệnh trừng phạt sẽ không bao giờ buộc Triều Tiên từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân của mình. (XEM CHI TIẾT)


Không quân Ai Cập ngày 22/11 đã phá hủy 10 chiếc xe chở vũ khí và đạn dược ở khu vực biên giới phía Tây nước này giáp với Libya. Theo người phát ngôn quân đội, hoạt động quân sự này nằm trong khuôn khổ các nỗ lực phối hợp liên tục giữa Không quân Ai Cập với Lực lượng bảo vệ biên giới nhằm đảm bảo an ninh biên giới và ngăn chặn sự xâm nhập của các phần tử khủng bố và vũ khí từ Libya cũng như chống hoạt động buôn lậu


Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đã ký thỏa thuận mua 2 hệ thống tên lửa phòng không S-400. Theo Press TV, Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Nurettin Canikli cho biết Ankara và Moscow đã ký một thỏa thuận mua 2 hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga, nhấn mạnh rằng đợt chuyển giao đầu tiên hệ thống vũ khí phòng không này cho quân đội Thổ Nhĩ Kỳ dự kiến được thực hiện vào năm 2019.


Phó thủ tướng Nga Dmitri Rogozin cho rằng, việc Triển lãm hàng không Farnborough của Anh từ chối tiếp nhận trang bị kỹ thuật quân sự Nga vào năm 2018 làm cho người xem sẽ không được xem những vũ khí không quân tốt nhất thế giới. (XEM CHI TIẾT)

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG