Vụ nước sông Đà bị 'đầu độc': Cty gốm sứ Thanh Hà khai báo gian dối?

Cty CP gốm sứ Thanh Hà.
Cty CP gốm sứ Thanh Hà.
TPO - Cty CP gốm sứ Thanh Hà mỗi năm thải ra 15m3 chất dầu thải nguy hại. Nhưng ngoài gần 9.000 kg dầu thải mà 3 nghi phạm đổ vào nguồn nước sạch Nhà máy sông Đà, số dầu thải còn lại được xử lý thế nào vẫn đang là một ẩn số khi Cty này đang có dấu hiệu gian dối với cơ quan chức năng. 

Ngày 19/10, đoàn kiểm tra gồm Cục Cảnh sát môi trường, Công an tỉnh Phú Thọ - Hoà Bình, Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành làm việc với Công ty CP gốm sứ Thanh Hà (CTH).

Theo nội dung biên bản làm việc của đoàn kiểm tra có ghi rõ, năm 2018, CTH đã chuyển giao cho Cty cổ phần phát triển Công nghệ Môi trường 147,5 kg chất thải nguy hại theo biên bản bàn giao ngày 6/12/2018.

Vụ nước sông Đà bị 'đầu độc': Cty gốm sứ Thanh Hà khai báo gian dối? ảnh 1  Ảnh dầu thải tồn động ở Cty Thanh Hà.

Đầu năm 2019 đến nay, công ty đã chuyển giao cho Cty cổ phần môi trường công nghệ cao Hòa Bình 190 kg chất thải nguy hại theo chứng từ chất thải nguy hại số 01/2019/CTH ngày 27/6/2019. 

Tuy nhiên, làm việc với phóng viên báo Tiền Phong chiều 24/10, đại diện Cty cổ phần môi trường công nghệ cao Hòa Bình khá bức xúc cho biết: "Đúng là công ty có kí hợp đồng với CTH nhưng mới ký hợp đồng từ đầu năm 2019. Từ khi kí kết hợp đồng, chúng tôi mới chỉ đến CTH đúng 1 lần vào tháng 6/2019 và chỉ lấy 13 kg bao gồm giẻ dính dầu chứ không có bất cứ 1 kg dầu thải nào cả".

Vụ nước sông Đà bị 'đầu độc': Cty gốm sứ Thanh Hà khai báo gian dối? ảnh 2 Ảnh biên bản làm việc với cơ quan chức năng của Cty gốm sứ Thanh Hà.

Theo lãnh đạo Cty cổ phần môi trường công nghệ cao Hòa Bình, việc cty này được khai báo đã tiếp nhận 190 kg chất thải nguy hại của CTH là không đúng. Đồng thời, Cty cổ phần môi trường công nghệ cao Hòa Bình cũng mong muốn cơ quan điều tra làm rõ số dầu thải mà Cty CTH khai báo đã đi đâu.

Một vị chuyên gia giấu tên cho biết, dầu thải từ phân nhiệt cao su thành phần chủ yếu là các Hydrocacbon mạch vòng, khối lượng phân tử lớn, các hợp chất của lưu huỳnh, các phức kim loại: sắt, nhôm, kẽm, chì... các muối canxi, silic, magie... Phần nước nhiễm dầu và cặn này không thể cháy, cực bền về hóa học, mùi hôi đặc trưng, tiếp xúc qua bay hơi cũng có thể gây nôn mửa, dị ứng, rất nguy hiểm.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.