Malaysia miễn thuế tiêu thụ khi mua ôtô

TPO - Người dân Malaysia sẽ được miễn thuế tiêu thụ khi mua ôtô lắp ráp nội địa trong khi xe nhập khẩu cũng có mức giảm 50%.
Mới đây, Thủ tướng Malaysia đã công bố Kế hoạch Phục hồi Kinh tế Ngắn hạn (Short-term Economic Recovery Plan), một trong số chính sách đáng chú ý nhất là việc ôtô lắp ráp nội địa (CKD) sẽ được miễn thuế tiêu thụ (vốn ở mức 10%) trong khi ôtô nhập khẩu (CBU) sẽ được giảm 50% (xuống còn 5%).
Theo đó, mức miễn giảm trên sẽ được áp dụng kể từ ngày 15/6 đến 31/12 năm nay. Động thái này đã được những người đam mê ôtô và người tiêu dùng khen ngợi, nhiệt liệt tán thành.
Malaysia miễn thuế tiêu thụ khi mua ôtô ảnh 1 Động thái này được cho sẽ giúp đẩy mạnh doanh số.
Chủ tịch Hiệp hội Ôtô Malaysia (MMA) - Datuk Aishah Ahmad - khẳng định, ưu đãi "chắc chắn sẽ giúp đẩy mạnh doanh số ôtô và tăng nỗ lực cho đại lý, những người đã và đang phải tung ra nhiều khuyến mại cho chính khách hàng". Ngoài ra, bà cho biết ngành công nghiệp ôtô đang phải trải qua giai đoạn khó khăn khi mọi người do dự về việc mua xe. 
Với mức giá rẻ hơn, nhu cầu sở hữu ôtô mới dự kiến sẽ tăng vì người tiêu dùng sẽ muốn tận dụng thời gian miễn giảm thuế. Điều này đã từng xảy ra trước đây khi Thuế Hàng hóa và DỊch vụ (GST) cũng về mức 0% trong 3 tháng của năm 2018 trước khi bị bãi bỏ.
Các khách hàng hoàn toàn có thể tiết kiệm được hàng nghìn ringgit khi mua hàng từ ngày 15/6 đến hết năm 2020. Ví dụ, những ôtô phổ thông như Proton Saga (bản Premium AT), hiện có giá 39.800 ringgit (khoảng 216,7 triệu đồng) và Perodua Myvi (bản AV), đang được bán với giá 54.090 ringgit (khoảng 294,6 triệu đồng), có thể được giảm khoảng 2.500 đến 3.000 ringgit (khoảng từ 13,6 đến 16,3 triệu đồng).
Trong khi đó, một chiếc Honda HR-V (bản V) có giá 118.800 ringgit (khoảng 647,1 triệu đồng) sẽ rẻ đi 6.500 ringgit (khoảng 35,4 triệu đồng), xe sang BMW 320i Sport với giá bình thường 248.800 ringgit (khoảng 1,355 tỷ đồng) có thể giảm thêm 14.000 ringgit (khoảng 76,3 triệu đồng).
Theo Theo The Star
MỚI - NÓNG
Thông tin mới về tình hình Ngân hàng SCB
Thông tin mới về tình hình Ngân hàng SCB
TPO - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết: "SCB là một trong các ngân hàng có quy mô lớn, tổng tài sản lớn nên giải pháp để thực hiện và xử lý cũng đòi hỏi phải đủ vốn. Chúng tôi vẫn đang tiếp tục xây dựng một lộ trình để tái cơ cấu ngân hàng này từng bước và nghiên cứu khẩn trương giải pháp, cơ chế tạo điều kiện cho ngân hàng này từng bước ổn định, phục hồi hoạt động".