Tàu sân bay Trung Quốc thiếu trầm trọng phi công
TPO - Thiếu phi công hải quân đang cản trở tham vọng của Bắc Kinh trong việc phát triển một phi đội sẵn sàng chiến đấu trên tàu sân bay Trung Quốc.

Bí mật đằng sau tên gọi tàu sân bay Trung Quốc
Tàu sân bay Trung Quốc tự đóng kém tàu Mỹ ở chỗ nào?
Tiền và hạn chế kỹ thuật cản trở chương trình tàu sân bay Trung Quốc
Điểm yếu cực lớn của tàu sân bay Trung Quốc sẽ tuần tra biển Đông
Tàu sân bay Trung Quốc tự đóng bắt đầu tập cất, hạ cánh tiêm kích trên hạm
Trung Quốc đã chính thức biên chế tàu sân bay Sơn Đông hồi tuần trước và nay số tàu sân bay Trung Quốc đang hoạt động đã lên con số 2. Tuy nhiên, biên chế tàu Sơn Đông đồng nghĩa là cần phải có ít nhất 70 phi công và số người phục vụ còn lớn hơn nữa.
Kế hoạch mở rộng hạm đội lên đến 6 tàu sân bay, ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến được ứng dụng trên các tàu này, đồng nghĩa huấn luyện thêm nhiều phi công đang là nhu cầu cấp bách trong tương lai gần.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã phát động chiến dịch hiện đại hóa khắp các binh chủng của quân đội Trung Quốc và nói “sự cần thiết phải xây dựng hải quân mạnh chưa bao giờ cấp bách như thế”.
Nhưng Collin Koh, nhà nghiên cứu của trường quốc tế S Rajaratnam thuộc đại học công nghệ Nanyang, Singapore nói có nút thắt trong việc tuyển mộ và huấn luyện phi công nói chung và cho các tàu sân bay Trung Quốc nói riêng.
“Ý niệm về không quân trên hạm vẫn còn tương đối mới đối với quân đội Trung Quốc, đặc biệt khi có nhu cầu cấp bách phải tăng tốc độ và quy mô huấn luyện và tuyển mộ, nhằm đáp ứng các chỉ thị cấp cao về việc xây dựng một chương trình phát triển đội ngũ tàu sân bay”, ông nói với SCMP.
Chương trình huấn luyện của Trung Quốc dành cho các đối tượng phi công, đặc biết khi có sự ra đời của chi nhánh phi công hải quân tháng 5/2013, vẫn đang trong giai đoạn phát triển.
Tàu sân bay Trung Quốc đầu tiên là Liêu Ninh được biên chế vào tháng 9/2012, nhưng phi công mãi hai tháng sau mới có phi công đầu tiên hạ cánh thành công xuống tàu sân bay.
Còn hạ cánh đêm trên tàu sân bay thành công lần đầu tiên chỉ được báo chí Trung Quốc đưa tin vào tháng 5/2018, tức là gần 4 năm sau.
Có vẻ như huấn luyện xong phi công trực thăng trên hạm còn mất thời gian hơn nữa, với cú hạ cánh thành công lần đầu tiên diễn ra tháng 11/2018, theo đại học Hàng không hải quân Trung Quốc, và lần hạ cánh đêm đầu tiên thành công là vào tháng 6/2019.
Chương trình huấn luyện phi công còn bị cản trở sau một loạt các tai nạn, cho dù theo ông Koh, còn có nhiều tai nạn khác không được công bố để tránh gây tâm lý e ngại đối với các học viên mới.
Một số ít ngày sau khi Trung Quốc kỷ niệm 70 thành lập nước CHND Trung Hoa với một cuộc diễu binh có máy bay hoành tráng, 3 phi công bị thiệt mạng khi một trực thăng đâm xuống đất ở tỉnh Hà Nam. Chỉ 8 ngày sau, lại xảy ra một vụ tai nạn ở cao nguyên Tây Tạng, khi một chiếc tiêm kích J-10 đang bay huấn luyện ở độ cao thấp đâm vào núi, dù phi công kịp nhảy dù.
Cùng chuyên mục

Lính biệt kích Iran đổ bộ rợp trời ngay cửa Vịnh Ba Tư

Những câu hỏi về 'vũ khí ngày tận thế' của Nga

Hành tung bí ẩn của tàu khảo sát Trung Quốc ở Biển Đông và Ấn Độ Dương

Giám đốc CIA bất ngờ từ chức trong ngày cuối nhiệm kì Tổng thống Trump

Tặng 16 nghìn cờ Tổ quốc, 5 nghìn ảnh Bác Hồ cho ngư dân Phú Yên

Xe thiết giáp của Vệ binh quốc gia Mỹ bị đánh cắp, FBI treo thưởng 10.000USD để tìm lại

Đài Loan tập trận chống Trung Quốc tấn công
