Cựu CEO của Nissan lần đầu lên tiếng sau khi bị bắt

Ông Ghosn bị giam giữ từ ngày 18/11/2018 tại thủ đô Tokyo.
Ông Ghosn bị giam giữ từ ngày 18/11/2018 tại thủ đô Tokyo.
TPO - Trong cuộc phỏng vấn đầu tiên kể từ khi bị bắt, cựu CEO của Nissan và Renault tuyên bố các cáo buộc chống lại ông là một phần trong "âm mưu" của các nhà điều hành hãng xe Nissan.
Trong cuộc phỏng vấn ngắn với Nikkei, Carlos Ghosn cho biết ông chắc chắn vụ bắt giữ mình chính là một phần "âm mưu" đã được các nhà điều hành của Nissan lên kế hoạch để ngừng việc sát nhập với Renault và Mitsubishi.
Ông Ghosn cho biết "đã có kế hoạch hợp nhất" Renault, Nissan và Mitsubishi Motors, và khẳng định ông đã bàn bạc các kế hoạch này với CEO Hiroto Saikawa của Nissan.
Mặc dù Carlos Ghosn đã muốn có cả Osamu Masuko (CEO của Mitsubishi) để thảo luận, nhưng ông Saikawa vẫn tuyên bố tiếp tục chỉ đối thoại "1 đối 1".
Trước khi bị bắt, Ghosn vẫn là chủ tịch và CEO của Renault và của liên minh Renault-Nissan-Mitsubishi. Ông cũng đồng thời là chủ tịch của Nissan và Mitsubishi Motors.
Cựu CEO của Nissan lần đầu lên tiếng sau khi bị bắt ảnh 1 Cách đây 1 tháng, Carlos Ghosn đã bị Mitsubishi loại bỏ chức chủ tịch.
Theo kế hoạch mà ông đưa ra, 3 nhà sản xuất ôtô này sẽ hợp nhất dưới chỉ một công ty nắm giữ cổ phần, nhưng họ vẫn được phép "tự động" vận hàng như hiện tại.
Nissan đang kiểm soát Miitsubishi Motors bằng việc nắm giữ 34% cổ phần, và đồng thời cũng nắm giữ 15% cổ phần không biểu quyết tại Renault.
Sau khi được giải cứu bởi Renault năm 1999, Nissan đã mất 44% cổ phần vào tay hãng xe Pháp, và phải bổ nhiệm các thành viên vào hội đồng quản trị và CEO theo yêu cầu của Renault.
Ông cũng chấp nhận mình là một "nhà lãnh đạo mạnh mẽ", nhưng phản đối các khẳng định cho rằng mình là một nhà độc tài, và cho biết điều đó đã bóp méo sự thật với "mục đích loại bỏ mình".
Carlos Ghosn đã bị bắt giam vào ngày 19/11/2018 sau khi đặt chân tới Tokyo. Ông bị buộc tội đã khai báo lương của mình thấp hơn thực tế, gây thất thoát tiền tệ cho Nissan, và các hành vi không chính đáng khác về tài chính.
Cựu CEO của Nissan lần đầu lên tiếng sau khi bị bắt ảnh 2 Cách đây ít ngày, Carlos Ghosn cũng đã mất chức vụ chủ tịch và CEO tại hãng xe Renault.
Trong cuộc phỏng vấn, ông Ghosn cũng tuyên bố các khoản thanh toán từ quỹ dự trữ của CEO cho doanh nhân Khaled al-Juffali người Arab Saudi đã được ký bởi "4 sỹ quan".
Ông cũng phản bác rằng các tài sản cá nhận tại Rio de Janeiro (Brazil) và Beirut (Lebanon) do Nissan mua để ông sử dụng làm nơi an toàn để ông "làm việc và tiếp nhận mọi người".
Sau khi tuyên bố các tài sản này đều được mọi người biết đến và được ký kết bởi bộ phận pháp lý của Nissan, Carlos Ghosn cũng đặt nghi vấn tại sao không ai thông báo cho ông nếu những giao dịch này bất hợp pháp.
Ông trả lời với Nikkei trên tầng 10 của Nhà tù Tokyo nơi ông bị bắt kể từ ngày 19/11/2018. Ông đã bị cấm nói chuyện với gia đình và các nhân viên của Nissan, nhưng trong một động thái bất thường của Tòa án Tokyo, đã được cấp phép 15 phút - sau đó kéo dài đến 20 phút để gặp gỡ với giới truyền thông.
Theo Theo CarAdvice
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.