Bạo lực học đường, dâm ô trẻ em: Chống được không?

Toạ đàm "Bạo lực học đường, dâm ô trẻ em' đang diễn ra tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, TPHCM
Toạ đàm "Bạo lực học đường, dâm ô trẻ em' đang diễn ra tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, TPHCM
TPO - Sáng 8/4, tại Trường THPT Nguyễn Du (TP Hồ Chí Minh), Báo Tiền Phong phối hợp với trường ĐH Nguyễn Tất Thành, Văn Phòng phẩm Smartkids, Công ty CP XNK Bình Tây và Công ty sữa Vinamlik tổ chức tọa đàm chủ đề: "Bạo lực học đường, dâm ô trẻ em - Chống được không?" với sự tham gia của nhiều chuyên gia tâm lý, luật sư, bác sĩ và khoảng 2.000 học sinh trên địa bàn.

Thật đáng buồn và đáng lo khi cụm từ khóa “Bạo lực học đường” có tần suất xuất hiện ngày một nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tìm kiếm trên Google, cụm từ này trả về tới 27,9 triệu kết quả chỉ trong vòng 0.33 giây.

Các cơ quan chức năng đã đưa ra giải pháp, tuy nhiên vẫn liên tiếp các vụ bạo lực học đường với tính chất và hậu qủa ngày càng nghiêm trọng diễn ra tại hầu khắp các tỉnh thành trên cả nước.

Đỉnh điểm của sự lo ngại trong dư luận xã hội khi vụ việc 5 nữ sinh trường lớp 9A THCS Phù Ủng (Ân Thi, Hưng Yên) lột quần áo, đánh đập dã man một nữ sinh cùng lớp bị phanh phui mới đây.

Vì đâu bạo lực học đường ngày càng có xu hướng lan rộng? Chúng ta làm gì để ngăn chặn và đẩy lùi vấn nạn nhức nhối này trong môi trường lẽ ra phải trong lành, an toàn và thân thiện nhất – học đường? Đã đến lúc phải gióng lên hồi chuông cảnh báo khẩn thiết về vấn đề này tới mỗi gia đình và toàn xã hội.

toa dam bao luc TPHCM 8/4

Nhấn F5 để cập nhật nội dung mới nhất

08/04/2019 07:19

08/04/2019 07:19

08/04/2019 07:26

Từ sáng sớm, đã có rất đông học sinh, sinh viên, đại biểu đến tham dự buổi toạ đàm.

Bạo lực học đường, dâm ô trẻ em: Chống được không? ảnh 12  
Bạo lực học đường, dâm ô trẻ em: Chống được không? ảnh 13  
Bạo lực học đường, dâm ô trẻ em: Chống được không? ảnh 14 Hàng trăm học sinh trường THPT Nguyễn Du quận 10 có mặt để tham gia toạ đàm

08/04/2019 07:28

Bạo lực học đường, dâm ô trẻ em: Chống được không? ảnh 15 Nhà báo Lý Thành Tâm phát biểu khai mạc toạ đàm.

Phát biểu khai mạc tọa đàm, nhà báo Lý Thành Tâm, trưởng Ban đại diện Báo Tiền Phong tại TPHCM, Trưởng Ban tổ chức chương trình cho biết, trong thời gian gần đây liên tiếp xuất hiện nhiều vụ bạo lực học đường, dâm ô trẻ em.

Điều đáng nói, những sự việc này không chỉ xuất hiện ngoài xã hội mà còn ngay trong trường học, khiến dư luận phẫn nộ.

“Đây thật sự là hồi chuông cảnh báo mạnh mẽ đối với xã hội, đã đến lúc chúng ta cần có ý thức đầy đủ hơn và có những cơ chế bảo vệ tốt hơn, có những hành động quyết liệt hơn nữa để bảo vệ con em của chúng ta, những mầm non tương lai của xã hội”, nhà báo Lý Thành Tâm nhấn mạnh.

08/04/2019 07:55

Bạo lực học đường, dâm ô trẻ em: Chống được không? ảnh 16 ThS. Lê Thị Hằng - Giảng viên Trường ĐH Nguyễn Tất Thành - chia sẻ một số phương pháp phòng chống bạo lực học đường, dâm ô.

08/04/2019 07:57

08/04/2019 07:58

Bạo lực học đường, dâm ô trẻ em: Chống được không? ảnh 18 ThS. Bùi Quang Trung, Trưởng phòng Truyền thông và Marketing, trường ĐH Nguyễn Tất Thành, Phó BTC tọa đàm.

Ths Bùi Quang Trung, Trưởng phóng Truyền thông và Marketing trường ĐH Nguyễn Tất Thành cho rằng, thời gian qua liên tục xảy ra nhiều vụ bạo lực học đường và dâm ô trẻ em gây xôn xao dư luận, tình trạng có xu hướng gia tăng diễn ra trên khắp cả nước với hậu quả ngày càng nặng nề.

Đỉnh điểm của sự lo ngại về vấn đề này là vụ việc một em bé bị người đàn ông lớn tuổi sàm sỡ trong thang máy ở 1 chung cư ở Q.4, hay vụ 5 nữ sinh THCS ở Hưng Yên lột quần áo, đánh dập dã man 1 bạn nữ sinh cùng lớp vừa bị phanh phui mới đây, đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về các vấn nạn bạo lực học đường và dâm ô trẻ em.

Theo thống kê năm 2018, toàn quốc phát hiện khoảng 2.000 vụ bạo lực học đường, trong đó hơn 53% số vụ xảy ra tại trường học. Và cứ 4 em gái và 6 em trai thì có 1 bé từng là nạn nhân của xâm hại tình dục.

Thực trạng này đã đến mức báo động, đã và đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của trẻ. Các em học sinh là nạn nhân không chỉ hứng chịu sự đau đớn về thể xác mà còn ám ảnh tinh thần, gây nên mặc cảm tự ti trước người đối diện.

08/04/2019 08:06

Bạo lực học đường, dâm ô trẻ em: Chống được không? ảnh 19 Thiếu tá, TS Lê Hoàng Việt Lâm.

Chia sẻ với các đại biểu và hàng trăm học sinh, Thiếu tá, TS Lê Hoàng Việt Lâm, giảng viên Khoa Lý luận Chính trị, Trường ĐH An ninh Nhân dân, Bộ Công an cho biết: “Các thầy cô giáo phải là những người định hướng cho chính học trò của chúng ta trong việc tham gia mạng xã hội.

Khi tham gia lên án về hành vi bạo lực học đường, dâm ô trẻ em, chúng ta phải tham gia đúng chuẩn, có trách nhiệm, thể hiện tinh thần xây dựng, cộng tinh thần tích cực, không cổ súy cho hành vi xấu”.

Phân tích những lí do của bạo lưc học đường, dâm ô trẻ em, Thiếu tá Lê Hoàng Việt Lâm cho rằng, thời gian gần đây, những hành vi bạo lực học đường (BLHĐ) hay xâm hại tình dục trẻ em diễn ra với tần suất liên tục, với các hành vi ngày càng tàn bạo, dã man, việc xử lý của các cơ quan chức năng chưa thực sự rốt ráo, trong khi một số quy định của pháp luật còn thiếu chặt chẽ nên khi áp dụng pháp luật để xử lý lại gây ra một “phản ứng ngược” từ cộng đồng. 

Có thể do gia đình sợ bị ảnh hưởng; có thể do cơ quan chức năng thờ ơ, vô trách nhiệm; và cũng có thể do Nhà trường sợ bị ảnh hưởng đến thi đua, thương hiệu… nên 'tội ác' đã không được đưa ra ánh sáng.

Những người thực hiện lại chính là những người có chức, có quyền, thậm chí đã và đang công tác tại các cơ quan bảo vệ pháp luật. Theo thiếu tá Lâm, hiện nay, trẻ em thật sự đang thiếu sự trang bị những kiến thức, bài học đạo đức, nhân cách bên cạnh kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục của trẻ.
Bạo lực học đường, dâm ô trẻ em: Chống được không? ảnh 20 "Trẻ em là nhóm xã hội yếu thế, dường như không có khả năng chống cự khi bị xâm hại", Thiếu tá, TS Lê Hoàng Việt Lâm chia sẻ. 

Bên cạnh đó, sự tác động của phim ảnh, game, hay các chương trình giải trí lệch chuẩn. Công tác tuyên truyền của các cơ quan chức năng còn yếu, thiếu chính là những nguyên nhân dẫn đến  việc gia tăng bạo lực học đường.

Nhìn nhận về vấn đề xâm hại trẻ em, thiếu tá Lâm cho rằng hiện nay nhiều cơ sở giáo dục còn có tư tưởng cổ hủ, e ngại khi cho rằng không nên nói những chuyện liên quan đến tình dục với trẻ em.  “Trẻ em là nhóm xã hội yếu thế, dường như không có khả năng chống cự khi bị xâm hại. Trẻ còn nhỏ, chưa có khả năng nhận thức ranh giới giữa “yêu thương”, “nũng nịu” với dâm ô, xâm hại tình dục”, ông Lâm nói.

Ở các cơ sở giáo dục hiện nay (đặc biệt là trong môi trường giáo dục phổ thông), thiếu Tá Lâm cho rằng hầu như không có bất cứ một người nào chuyên về tư vấn tâm lý hay trang bị kỹ năng sống cho học sinh, mà chủ yếu nếu tổ chức thì mới các chuyên gia bên ngoài.

Sự phối hợp giải quyết giữa các cơ quan chức năng, đặc biệt là giữa Nhà trường - gia đình - lực lượng bảo vệ pháp luật… còn yếu. Nhiều vụ việc diễn ra cho thấy, có thể do gia đình sợ bị ảnh hưởng; có thể do cơ quan chức năng thờ ơ, vô trách nhiệm; và cũng có thể do Nhà trường sợ bị ảnh hưởng đến thi đua, thương hiệu… nên 'tội ác' đã không được đưa ra ánh sáng.

Câu chuyện ở Quận 4 vừa qua đã cho thấy, nếu Ban Quản lý chung cư không làm tốt và không có trách nhiệm khi phát hiện vụ việc (như cắt điện ngôi nhà, cử bảo vệ giám sát đối tượng, báo cáo với công an phường…) thì vụ việc có thể bị “ém” khi đối tượng thực hiện hành vi đã tìm cách tiếp cận với gia đình nạn nhân đứa bé để thỏa thuận.

08/04/2019 08:33

Bạo lực học đường, dâm ô trẻ em: Chống được không? ảnh 21  
Bạo lực học đường, dâm ô trẻ em: Chống được không? ảnh 22 Võ sư Trần Trung Sơn, HLV Quốc gia Muay Thái chia sẻ kỹ năng giúp học sinh phòng vệ trước những tình huống xâm hại tình dục.

08/04/2019 08:33

Bạo lực học đường, dâm ô trẻ em: Chống được không? ảnh 23 Học sinh thích thú theo dõi phần chia sẻ những phương pháp phòng vệ trong những tình huống nguy hiểm.

08/04/2019 08:36

Bạo lực học đường, dâm ô trẻ em: Chống được không? ảnh 24 Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ, Chi hội trưởng Chi hội Luật sư Hội Bảo vệ quyền trẻ em TPHCM chia sẻ với các bạn học sinh.

Phát biểu tại tọa đàm, luật sư Trần Thị Ngọc Nữ, Chi hội trưởng chi hội Bảo vệ quyền trẻ em TPHCM cho rằng quan niệm chỉ trẻ em nữ mới bị xâm hại là hoàn toàn không chính xác. Trẻ em nam hay nữ, dù ở độ tuổi nào thì cũng đều có nguy cơ bị xâm hại. 

Luật sư Nữ nhấn mạnh: “Cơ thể là của các em, không ai được phép xâm hại”, do đó, nếu trẻ bị bất kì ai đụng vào khi không được cho phép đều được xem là tội ác. 

Trăn trở về những vụ án xâm hại trẻ em, luật sư Nữ cho rằng vấn đề chứng cứ là điều cần được lưu tâm. Để có thể xử lí những hành động xâm hại trẻ theo đúng pháp luật, nữ luật sư cho rằng trẻ cần mạnh dạn nói với gia đình, mạnh dạn tố cáo khi bị người khác xâm hại.

“Các em phải hiểu rằng, việc nói ra vấn đề này, không chỉ giúp đỡ chính bản thân các em, mà còn là giúp đỡ những người khác”, luật sư Nữ nhấn mạnh.

08/04/2019 08:54

Bạo lực học đường, dâm ô trẻ em: Chống được không? ảnh 25 Tâm lý gia Phan Thị Hoài Yến (ngồi giữa) chia sẻ tại buổi tọa đàm.

Tâm lý gia Phan Thị Hoài Yến, giảng dạy khoa Tâm thể tại BV quận Thủ Đức cho rằng, nếu chúng ta bị tổn thương về mặt tinh thần hay thực thể đều gây ra sự đau khổ.

Tổn thương tinh thần không cân đong đo đếm được, có người mang theo suốt cuộc đời nhưng có người vượt qua, tiếp tục cuộc sống tốt.

Tuy nhiên, điều đó tốt trong bao nhiêu lâu, chúng ta vẫn chưa thể trả lời được. Đau khổ vầ mặt tinh thần có thể gây ra bệnh stress, gây ra trầm cảm, phải điều trị lâu dài.

Nhưng trước mắt chúng ta cần cho các em biết lỗi không phải do nạn nhân, phải làm cho nạn nhân bình tâm bằng cách ôm các em và nói: “Lỗi này không phải của con”. Sau đó hỗ trợ các em bằng cách ở bên cạnh, ngủ bên cạnh để vỗ về các em.

Theo tôi, do chúng ta đưa thông tin quá rộng, tên nạn nhân đưa ra quá công khai nên nhiều người cảm thấy tội nghiệp cho các em. Các em đi đâu cũng có nhiều người nhìn, tỏ vẻ thương xót.

“Thực tế, các em không cần cảm thấy thương xót mà các em cần phải được hỗ trợ tâm lý để vượt qua” – bà Yến cho biết đồng thời nói thêm: Người có hành động lệch lạc về mặt tình dục cũng cần được hỗ trợ tâm lý, để không lặp lại những hành động trên”.

08/04/2019 08:58

Tại buổi tọa đàm, nhiều học sinh đã đưa ra các câu hỏi, thắc mắc nhờ các chuyên gia giải đáp, tư vấn: 

Khi được hỏi về khung hình phạt cho tội bạo lực học đường và xâm hại trẻ em, luật sư Trần Thị Ngọc Nữ cho rằng, nếu gây tổn hại sức khỏe từ 11% trở lên, thì người gây ra hành vi bạo lực học đường sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.

Riêng về hành vi xâm hại tình dục, luật sư Nữ cho rằng có nhiều khung hình phạt khác nhau quy định từng hành vi xâm hại. Lấy vụ việc bé gái bị sàm sỡ ở chung cư quận 4, luật sư cho biết hình ảnh thể hiện trong video clip cho thấy người đàn ông không chỉ sàm sỡ bé gái một lần mà tận 2 lần. Sau khi buông ra, ông ta lại tiếp tục ôm siết chặt bé gái.

“Hành vi này đủ cấu thành tội Dâm ô trẻ em đúng nghĩa theo điểm b, khoản 2, Điều 146 BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, có khung hình phạt cao nhất là 7 năm tù. Hành vi này hoàn toàn không phải là cưng nựng bình thường”, nữ luật sư phân tích.

08/04/2019 09:00

Bạo lực học đường, dâm ô trẻ em: Chống được không? ảnh 27 Học sinh đặt câu hỏi tại buổi tọa đàm.

Bạn Gia Viễn- học sinh trường THPT Nguyễn Du hỏi, như thế nào là phòng vệ chính đáng?

- Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ cho rằng, phải xét hung khí từ đâu. Nếu hung khí đó không phải do mình đem đến, mà bắt buộc tự vệ nên nhặt được dụng cụ tự vệ để phòng than, chống trả thì đó là phòng vệ chính đáng. Do đó nếu phòng vệ chính đáng thì không có tội.

08/04/2019 09:29

Bạo lực học đường, dâm ô trẻ em: Chống được không? ảnh 28 Thầy Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du chia sẻ tại buổi tọa đàm.

Thời gian gần đây, những vụ việc bạo lực học đường lại xảy ra trong chính trường học, nhìn nhận về vai trò trách nhiệm của nhà trường trong việc phát hiện, ngăn chặn những hành vi này, thầy Huỳnh Thành Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du cho rằng Đoàn thanh niên giữ vai trò rất quan trọng trong việc hạn chế, phòng ngừa những hành vi tương tự.

Các tổ chức Đoàn cần đẩy mạnh việc tạo lập những sân chơi, hoạt động lành mạnh, trí tuệ, giáo dục cho các em sự yêu thương, đoàn kết với bạn bè, hình thành các kỹ năng cần thiết, làm sao cho mỗi ngày đến trường thật sự là một ngày vui.

Chia sẻ về những hoạt động tại trường THPT Nguyễn Du, thầy Phú cho biết trường luôn ưu tiên tạo ra những sân chơi về kiến thức cũng như thể dục thể thao, những hoạt động võ thuật, đá bóng,..thành lập những câu lạc bộ âm nhạc, truyền thông….

Để nuôi dưỡng tâm hồn cho các em, khiến các em thêm tự hào về ngôi trường mình đang học, về bạn bè, thầy cô. “Hơn 3 năm qua, tại trường THPT Nguyễn Du không hề xảy ra bất kì vụ bạo lực học đường nào. Đó là nỗ lực không chỉ của ban lãnh đạo, các thầy cô mà còn là của các em học sinh”, thầy Phú nói.

08/04/2019 09:30

Bạo lực học đường, dâm ô trẻ em: Chống được không? ảnh 29 Ông Phạm Anh Thắng, Trưởng đại diện Văn phòng Bộ LĐ-TB&XH tại TPHCM.

Ông Phạm Anh Thắng, Trưởng Đại diện Văn phòng Bộ LĐ-TB-XH tại TPHCM cho rằng, bạo lực học đường và dâm ô không phải là mới nhưng nóng lên gần đây. “Có chống được không?”- ông Thắng đặt câu hỏi đồng thời trả lời rằng chúng ta phải có quyết tâm chống bằng được vì xã hội văn minh. Vậy, chống bằng cách nào? 

Vị chuyên gia cho rằng, chúng ta đang có hành lang pháp lý đầy đủ, có hành lang bảo vệ nhưng phải chăng vì chúng ta đang thờ ơ với thói hư tật xấu? 

Theo ông Thắng, muốn chống được phải tăng cường công tác truyền thông. Có lẽ đã đến lúc chúng ta phân biệt lại “sự cưng nựng” với hành vi dâm ô. 

“Bạo lực học được trước đây chỉ dừng lại ở việc bắt nạt nhau, nhưng nay còn lột đồ, quay clip và không có người can ngăn. Chống việc này bằng cách đẩy mạnh các phong trào người tốt việc tốt, các phong trào hoạt động tốt đẹp của giới trẻ. Muốn vậy, nhà trường, học sinh cần tăng cường gần gũi, chia sẻ, không có thủ hằn lẫn nhau thì sẽ không có bạo lực” – ông Phạm Anh Thắng chia sẻ.

08/04/2019 09:32

Bạo lực học đường, dâm ô trẻ em: Chống được không? ảnh 30 Các đại biểu chụp hình lưu niệm kết thúc buổi toạ đàm.
MỚI - NÓNG